Việc Báo Cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam của các tổ chức, cá nhân cư trú tại Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ và phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
Bên đi vay có nghĩa vụ báo cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện các khoản vay nước ngoài, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Theo quy định có hiệu lực từ ngày 15/11/2022, báo cáo này cần được gửi định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử.
Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN. Các thông tin trong báo cáo sẽ giúp cơ quan quản lý theo dõi và giám sát tình hình vay nợ nước ngoài của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cư trú, đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
Đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp, việc đăng ký với Ngân hàng Nhà nước là bắt buộc, bao gồm các khoản vay trung và dài hạn. Thời hạn khoản vay được xác định từ ngày dự kiến rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng theo thỏa thuận vay.
VinaSC là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ báo cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện về quy trình báo cáo vay nước ngoài, thủ tục vay và hướng dẫn báo cáo khoản vay quốc tế, giúp bạn nắm bắt các quy định và yêu cầu mới nhất trong năm 2024-2025. Các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức quản lý, giám sát và thực hiện vay nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về báo cáo tài chính quốc tế.
Những nội dung chính cần nắm bắt:
Tổng quan về khái niệm, điều kiện, phân loại khoản vay nước ngoài
Quy trình thực hiện dịch vụ báo cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam
Các hồ sơ, biểu mẫu cần chuẩn bị
Những lưu ý quan trọng để tránh vi phạm và xử lý vi phạm – biện pháp khắc phục
Thủ Tục Báo Cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam
1. Tổng quan về khoản vay nước ngoài
1.1. Khái niệm khoản vay nước ngoài
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2022-TT-NHNN, khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chỉ khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay..
1.2. Điều kiện của khoản vay nước ngoài không bảo lãnh
1.2.1. Điều kiện về thỏa thuận vay
Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 19/2024-TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2023/TT-NHNN quy định về điều kiện chung đối với thỏa thuận vay nước ngoài như sau:
Thỏa thuận vay nước ngoài phải được giao kết bằng văn bản trước hoặc vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài. Việc giao kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
Khoản vay ngắn hạn nước ngoài với điều kiện việc giải ngân khoản vay thực hiện sau khi các bên giao kết thỏa thuận vay;
Khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay trả nợ nước ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
Khoản vay nước ngoài ngắn hạn phát sinh từ các nghiệp vụ thư tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1.2.1. Điều kiện về đồng tiền vay
Điều kiện về đồng tiền vay nước ngoài không bảo lãnh được quy định tại Điều 10 Thông tư 08/2023/TT-NHNN như sau:
Đồng tiền vay nước ngoài là ngoại tệ.
Vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô;
Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận được chia bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay;
Bên đi vay rút vốn, trả nợ bằng đồng ngoại tệ và nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.
1.3. Phân loại các khoản vay nước ngoài
Các loại vay nước ngoài phổ biến là vay ngắn hạn, vay trung và dài hạn.
1.3.1. Vay ngắn hạn
Khái niệm:
Khoản vay ngắn hạn nước ngoài hay còn gọi là khoản vay ngắn hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay ngắn hạn nước ngoài) là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn vay đến 01 năm.
Mục đích vay:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN về mục đích vay nước ngoài đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Bên đi vay chỉ được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền (không bao gồm các khoản nợ gốc của khoản vay trong nước) của bên đi vay. Các khoản nợ ngắn hạn phải trả quy định tại Khoản này là các khoản nợ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án khác của bên đi vay và được xác định căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp;
b) Ngoài mục đích quy định lại điểm a khoản 1 Điều này, bên đi vay thuộc đối tượng phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo pháp luật chuyên ngành được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để phục vụ hoạt động nghiệp vụ của bên đi vay có thời hạn sử dụng vốn không quá 12 tháng kể từ thời điểm rút vốn khoản vay nước ngoài.
1.3.2. Vay trung, dài hạn
Khái niệm:
Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay trung, dài hạn nước ngoài) là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn vay trên 01 năm.
Mục đích vay:
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 08/2023/TT-NHNN về mục đích vay nước ngoài đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Bên đi vay chỉ được vay trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau:
a) Thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
b) Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;
c) Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay.
Mỗi loại vay nước ngoài có đặc điểm riêng. Nắm rõ các loại vay nước ngoài giúp thực hiện báo cáo chính xác.
2. Quy trình và thời gian thực hiện báo cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam
2.1. Quy trình thực hiện tại VINASC
Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực triển khai xây dựng trang điện tử để quản lý hoạt động vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp tại địa chỉ https://qlnh-sbv.cic.org.vn/qlnh/
Bước 1:
VINASC tiếp nhận thông tin về việc báo cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp với các nội dung cơ bản sau:
Loại báo cáo khoản vay mà doanh nghiệp cần thực hiện:
Khoản vay ngắn hạn
Khoản vay trung và dài hạn;
Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa mua hàng trả chậm;
Thời gian doanh nghiệp chưa thực hiện báo cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam với ngân hàng nhà nước. (Trường hợp khách hàng đã có đăng ký khoản vay trước đó bên ngoài)
Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ báo cáo khoản vay: Số năm khách hàng yêu cầu thực hiện báo cáo/kế hoạch thanh toán của khách hàng
Tiếp nhận thông tin về tài khoản đăng ký doanh nghiệp dùng để đăng ký khoản vay nước ngoài của khách hàng (nếu có) – (thực hiện Bước 8)**
Bước 2:
Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, VINASC sẽ xem xét để tư vấn và hướng dẫn liên quan đến thủ tục thực hiện báo cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam. Hai Bên thảo luận để thống nhất nội dung dịch vụ. Sau đó VINASC dựa trên tài liệu được cung cấp để soạn thảo các tài liệu cần thiết để bàn giao cho doanh nghiệp xác thực;
Bước 3:
VINASC hướng dẫn khách hàng tự chuẩn bị hồ sơ liên quan đến Thủ tục thực hiện báo cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam như sau:
KỲ BÁO CÁO
KẾ HOẠCH KỲ TIẾP THEO
Dư nợ đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Dư nợ cuối kỳ
Rút vốn
Trả nợ
Tổng dư nợ đầu kỳ.
Rút vốn
Tổng dư nợ cuối kỳ
Tổng dự kiến rút vốn
Tổng dự kiến trả nợ gốc
Số dư nợ quá hạn.
Trả gốc
Số dư nợ quá hạn
Tổng dự kiến trả nợ lãi
Trả lãi
(*) Khách hàng sẽ cung cấp các tài liệu sau để xác định nghĩa vụ thực hiện báo cáo: (tham khảo tùy trường hợp)
DƯ NỢ ĐẦU KỲ
PHÁT SINH TRONG KỲ
DƯ NỢ CUỐI KỲ
Báo cáo ngân hàng kỳ trước đó
Thỏa thuận vay nước ngoài
Ủy nhiệm chi
Thỏa thuận gia hạn khoản vay
Bộ tờ khai cho những tờ khai nhập khẩu trong kỳ báo cáo
Thỏa thuận thay đổi khoản vay
Báo có của Ngân hàng
Bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa
Bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa bao gồm: Tờ khai nhập khẩu thông quan, Bill of Lading; Invoices; Packing list;
Tài liệu cung cấp đối với mỗi trường hợp cụ thể là khác nhau, do đó trong quá trình cung cấp dịch vụ, VINASC sẽ liệt kê cụ thể danh sách tài liệu cụ thể để khách hàng chuẩn bị.
Bước 4:
VINASC chuẩn bị hồ sơ ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN DOANH NGHIỆP và chuyển giao cho khách hàng ký
Chi tiết danh sách hồ sơ, chúng tôi sẽ gửi cho quý vị cụ thể dựa theo từng tình huống thực tế của quý khách hàng.
Bước 5:
Kiểm tra lại tính xác thực của hồ sơ ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN DOANH NGHIỆP sau khi có xác nhận ký của khách hàng
Bước 6:
Tiến hành ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN DOANH NGHIỆP TRỰC TUYẾN
VINASC sẽ thực hiện đăng ký tài khoản trực tuyến cho quý khách hàng tại website: https://qlnh-sbv.cic.org.vn/qlnh/ và thực hiện đăng ký tài khoản, kê khai các thông tin cần thiết và gửi yêu cầu đăng ký.
Bước 7:
In tờ khai đăng ký cấp tài khoản, gửi cho Khách hàng ký tên & đóng dấu vào tờ khai sau đó gửi đến Ngân hàng nhà nước cùng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) & Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
Bước 8:
Có được tài khoản sau đó Vinasc tiến hành đăng nhập tài khoản và thực hiện báo cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam
VINASC thực hiện kê khai số liệu báo cáo khoản vay nước ngoài tại website;
Sau khi hoàn tất kê khai, VINASC thực hiện thao tác gửi đơn trực tuyến
Bước 9:
Hoàn thành dịch vụ.
Báo cáo khoản vay nước ngoài đã được Ngân hàng nhà nước kiểm duyệt
2.2. Thời gian cấp tài khoản và quy định về chế độ báo cáo thống kế khoản vay tự vay, tự trả đối với bên đi vay.
2.2.1. Thời gian cấp tài khoản
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Ngân hàng nhà nước cấp tài khoản & thông báo cho doanh nghiệp về địa chỉ email mà đơn vị đăng ký.
Lưu ý: Thời gian dự kiến trên được tính từ ngày VINASC nhận đủ hồ sơ theo yêu cầu đã gửi cho khách hàng. Thời gian nói trên không tính cho thời gian đăng ký tạo tài khoản online tại website trực tuyến của Ngân hàng nhà nước.
2.2.2. Quy định về chế độ báo cáo thống kê khoản vay tự vay, tự trả đối với bên đi vay.
Tại Điều 41 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định chế độ báo cáo thống kê khoản vay tự vay, tự trả đối với bên đi vay như sau:
Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của bên đi vay trên Trang điện tử, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh duyệt báo cáo trên Trang điện tử (hoặc nhập thông tin từ báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu. Trường hợp thông tin báo cáo chính xác, bên đi vay sẽ được thông báo qua thư điện tử về việc đã hoàn thành việc báo cáo theo quy định. Trường hợp có thông tin chưa chính xác hoặc cần làm rõ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thông báo bằng thư điện tử cho bên đi vay để thực hiện điều chỉnh số liệu.”
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sai sót trong các báo cáo vay, trả nợ nước ngoài, bên đi vay có trách nhiệm báo cáo trực tuyến tại Trang điện tử (hoặc báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) tình hình thực hiện khoản vay ngắn, trung, dài hạn với số liệu sai sót đã được khắc phục; đồng thời, thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bằng thư điện tử để Ngân hàng nhà nước chi nhánh thực hiện kiểm duyệt theo quy định tại Thông tư này.
Theo đó, định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử
3. Các hồ sơ, biểu mẫu báo cáo cần thiết
Các hồ sơ mà bên đi vay cần chuẩn bị để thực hiện báo cáo khoản vay nước ngoài.
3.1. Trường Hợp Báo Cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam Thông Qua Hợp Đồng Vay
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên đi vay
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của bên đi vay
Bản sao có chứng thực Thỏa thuận vay nước ngoài (ngắn hạn; trung và dài hạn)/ Thỏa thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành trung và dài hạn/ Thỏa thuận thay đổi khoản vay
Trường hợp thỏa thuận vay là tiếng nước ngoài và được ký kết tại nước ngoài thì phải cung cấp bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt thỏa thuận vay nước ngoài (có xác nhận của bên đi vay hoặc thông qua 01 tổ chức cung cấp dịch vụ).
Bản sao có chứng thực Điện tiền về/ Điện về
Bản sao Giấy Báo có của Ngân hàng (xác định tiền đã vào Ngân hàng)
Bản sao có chứng thực Ủy nhiệm chi
Bản sao có chứng thực Giấy báo nợ từ ngân hàng
Báo cáo khoản vay kỳ gần nhất
Tờ khai đăng ký cấp tài khoản
Văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài do NHNN cấp (nếu có)
Giấy giới thiệu nhân viên
Số liệu thực hiện báo cáo (Gửi kèm theo file excel)
3.2. Trường Hợp Báo Cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam Thông Qua Hợp Đồng Nhập Khẩu Hàng Hóa Trả Chậm
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên đi vay
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của bên đi vay
Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa/Hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu
Trường hợp thỏa thuận vay là tiếng nước ngoài và được ký kết tại nước ngoài thì phải cung cấp bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt thỏa thuận vay nước ngoài (có xác nhận của bên đi vay hoặc thông qua 01 tổ chức cung cấp dịch vụ).
Bản sao có chứng thực Ủy nhiệm chi
Bản sao có chứng thực Giấy báo nợ từ ngân hàng
Bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa: Tờ khai nhập khẩu thông quan, Bill of Lading; Invoices; Packing list
Báo cáo khoản vay kỳ gần nhất
Tờ khai đăng ký cấp tài khoản
Giấy giới thiệu nhân viên
Số liệu thực hiện báo cáo (Gửi kèm theo file excel)
4. Những Lưu Ý Khi Thực Hiện Báo Cáo Khoản Vay Nước Ngoài tại Việt Nam
4.1. Hướng Dẫn Đăng Ký Khoản Vay Nước Ngoài Và Xử Lý Thay Đổi Theo Quy Định Mới
Kể từ ngày 15/11/2022 tất cả doanh nghiệp có khoản vay nước ngoài đều phải thực hiện thủ tục đăng ký và cấp tài khoản truy cập đối với bên đi vay trên Trang điện tử của Ngân hàng nhà nước để báo cáo tình hình sử dụng khoản vay theo quy định.
Đối với việc thực hiện khoản vay nước ngoài ngắn hạn: Các khoản vay nước ngoài ngắn hạn đã được thực hiện rút vốn, trả nợ trước ngày 15/11/2022 được tiếp tục thực hiện qua các tài khoản hiện thời.
Đối với việc thực hiện các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm: Các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục thực hiện (rút vốn, trả nợ) theo các văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài
Trường hợp phát sinh các nội dung thay đổi được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, Bên đi vay thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với bên cho vay, không cần thực hiện đăng ký thay đối với Ngân hàng Nhà nước.
Đối với khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam: Các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi trước ngày 15/4/2016 được tiếp tục thực hiện theo các văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
Trường hợp phát sinh nội dung thay đổi của các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi, thì tiến hành đăng ký với Ngân hàng Nhà nước -Vụ Quản lý ngoại hối hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính.
Đối với các khoản vay nước ngoài đã được xác nhận nội dung về địa chỉ của bên cho vay tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi, trường hợp có sự thay đổi địa chỉ bên cho vay nhưng không thay đổi quốc gia chủ nợ, bên đi vay không cần thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.
4.2. Báo Cáo Khoản Vay Nước Ngoài: Nghĩa Vụ Và Hình Phạt Khi Vi Phạm
Bên đi vay phải báo cáo khoản vay nước ngoài định kỳ hàng tháng vào ngày nào?
Theo căn cứ khoản 1 Điều 41 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định:
“Điều 41. Chế độ báo cáo đối với bên đi vay
Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Nếu phát hiện sai sót trong báo cáo khoản vay nước ngoài thì bên đi vay có trách nhiệm gì?
Tại khoản 3 Điều 41 Thông tư 12/2022/TT-NHNN có quy định về nếu phát hiện sai sót trong báo cáo khoản vay nước ngoài thì bên đi vay có trách nhiệm như sau:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sai sót trong các báo cáo vay, trả nợ nước ngoài, bên đi vay có trách nhiệm báo cáo trực tuyến tại Trang điện tử hoặc báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật tình hình thực hiện khoản vay ngắn, trung, dài hạn với số liệu sai sót đã được khắc phục;
Đồng thời, thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bằng thư điện tử để Ngân hàng nhà nước chi nhánh thực hiện kiểm duyệt.
Quy định về xử phạt hành chính đối với trường hợp không tuân thủ quy định?
Căn cứ khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 47, điểm a khoản 7 Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 47. Vi phạm quy định về chế độ báo cáo, quản lý và cung cấp thông tin
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định về thời hạn, yêu cầu đầy đủ, chính xác từ lần thứ hai trở lên trong năm tài chính của các báo cáo thống kê có định kỳ dưới 01 tháng;
b) Gửi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, điểm a, điểm c khoản 5 Điều này và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
d) Số liệu báo cáo gửi không chính xác từ 02 lần trở lên trong năm tài chính;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không gửi đủ báo cáo hoặc báo cáo không đủ nội dung theo quy định của pháp luật
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Báo cáo không trung thực;
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác đối với hành vi vi phạm”
Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:
“Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
…
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;”
Như vậy, hành vi chậm báo cáo khoản vay nước ngoài thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức nếu có hành vi chậm báo cáo khoản vay nước ngoài thì sẽ có mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.Đồng thời cá nhân, tổ chức có hành vi chậm báo cáo khoản vay nước ngoài còn buộc phải gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác.
5. FAQ
Doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo khoản vay nước ngoài vào ngày nào?
Theo quy định tại Điều 41 Thông tư 12/2022/TT-NHNN, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình thực hiện các khoản vay nước ngoài chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo.
Nếu phát hiện sai sót trong báo cáo khoản vay nước ngoài, bên đi vay cần làm gì?
Trong trường hợp phát hiện sai sót, bên đi vay phải báo cáo lại trên Trang điện tử trong vòng 03 ngày làm việc, hoặc gửi báo cáo bằng văn bản nếu gặp lỗi kỹ thuật, và thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để kiểm duyệt.
Doanh nghiệp có bị xử phạt nếu chậm báo cáo khoản vay nước ngoài không?
Có. Doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu chậm báo cáo hoặc báo cáo không chính xác từ lần thứ hai trở lên trong năm tài chính.
Hình thức xử phạt khi báo cáo không trung thực là gì?
Nếu báo cáo không trung thực, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, và phải gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác theo yêu cầu.
Khoản vay nước ngoài có thời gian thực hiện như thế nào?
Thời gian thực hiện khoản vay nước ngoài được xác định từ ngày dự kiến rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng, theo thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay.
Báo cáo khoản vay nước ngoài có thể thực hiện như thế nào?
Bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử tại địa chỉ https://qlnh-sbv.cic.org.vn/qlnh/. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN