Danh mục hỏi đáp về Thuế Giá trị gia tăng ( GTGT)

Danh mục hỏi đáp về Thuế Giá trị gia tăng ( GTGT)

Câu hỏi 1:

Công ty chúng tôi có câu hỏi xin Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể để Công ty được rõ và thực hiện. Theo NĐ 15/2022 thì thuế suất thuế GTGT một số mặt hàng được giảm 2% từ ngày 1/2/2022 đến ngày 31/12/2022, sang ngày 1/1/2023 thuế suất lại trở về 10%. Công ty chúng tôi có một số hợp đồng nghiệm thu khối lượng ký ngày 31/12/2022, nhưng nghiệm thu giá trị ký ngày 5/1/2023, giá trị trên nghiệm thu vẫn là giá trị tương ứng với thuế suất 8%. Vậy vào tháng 1/2023, khi công ty chúng tôi phát hành hóa đơn cho khách hàng, thuế suất chúng tôi phải viết là 10%, nhưng tổng giá tiền trên hóa đơn là giá trị trên nghiệm thu (tương ứng với thuế suất 8%) hay tổng giá tiền phải là giá trị trên nghiệm thu cộng thêm 2% nữa? Kính đề nghị Bộ Tài Chính hướng dẫn và trả lời để Công ty được biết và thực hiện cho đúng. Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

– Căn cứ Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn giảm thuế quy định giảm thuế GTGT.

+ Tại Điều 1 quy định giảm thuế GTGT:

Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng

1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

….

2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng

a) sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này

+ Tại Điều 3 quy định hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện:

Điều 3. Hiệu lực thi hành tổ chức thực hiện

1. Nghị định này hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022

…..”

– Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

+ Tại khoản 1 Điều 4 quy định về nguyên tắc lập hóa đơn:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này

+ Tại Điểm c Khoản 4 Điều 9 quy định về thời điểm lập hóa đơn:

“4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT.

+ Tại Khoản 5 Điều 8 quy định thời điểm xác định thuế GTGT:

Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT

….

5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

– Căn cứ Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử lý phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:

“1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế tính tiết giảm nhẹ;

….”

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.0000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điều a khoản 1 Điều này.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;

…”

Căn cứ các quy định nên trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Trường hợp Công ty của quý độc giả có ký hợp đồng xây dựng, lắp đặt thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp Công ty của quý độc giả lập hóa đơn GTGT sau ngày 31/12/2022 thì không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 285/01/2022 của Chính phủ. Trường hợp Công ty của quý độc giả lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Đề nghị Độc giả căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu với các văn bản pháp luật về thuế để thực hiện đúng quy định.

Câu hỏi 2:

Có được áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 8% đối với hoạt động cung cấp dịch vụ đã lập hóa đơn vào năm 2022 nhưng chưa hoàn thành hay không?

Trả lời:

– Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về việc thời điểm xác định thuế GTGT như sau:

Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT

2. Đối với cung ứng dịch vụ thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với dịch vụ viễn thông thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.

Do đó, trong trường hợp hóa đơn dịch vụ được lập trong năm 2022 thì thời điểm xác định thuế GTGT cũng là trong năm 2022.

– Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn như sau:

Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; vấn giám sát; lập dự án đầu xây dựng).

– Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 và khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định sẽ giảm thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ xuống 8% và sẽ áp dụng đến ngày 31/12/2022.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp hóa đơn dịch vụ được lập trong năm 2022 nhưng chưa hoàn thành trong năm 2022 và dịch vụ đó thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% thì vẫn được áp dụng mức thuế giá trị gia tăng là 8%.

Câu hỏi 3:

Năm 2022 xuất hóa đơn dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt cho năm 2023 thì có được áp dụng thuế giá trị gia tăng 8% không?

Trả lời:

Tại Điều 3 Nghị định 15/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Điều 2 Nghị định này áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022.

Theo đó, năm 2022 mà bạn xuất hóa đơn dịch vụ cho năm 2023 thì trường hợp này hàng hóa, dịch vụ của bạn sẽ không được áp dụng thuế giá trị gia tăng 8% vì hóa đơn dịch vụ được xuất trong năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm nay sẽ hết hiệu lực.

Câu hỏi 4:

Xin cho hỏi có được tính doanh thu không chịu thuế GTGT vào tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế GTGT theo quý không?

Trả lời:

– Căn cứ tiết b.3, điểm 2, điều 11 của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính thì cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý là:

– Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng).

– Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.

Câu hỏi 5:

Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trường hợp Công ty không thuộc đơn vị kinh doanh bất động sản thì có thực hiện kê khai thuế GTGT hay không?

Trả lời:

    Tại khoản 10, Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT thì hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải kê khai thuế GTGT mà không phụ thuộc đơn vị có chuyên kinh doanh bất động sản hay không. Giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT.

Câu hỏi 6:

Kính chào Ban biên tập Tôi có 1 vấn đề xin được hỏi Công ty tôi có mua hàng ở 1 nhà cung cấp A, hợp đồng mua hàng được ký bởi 2 công ty, hóa đơn VAT đã được Công ty A xuất, Công ty chúng tôi đã thực hiện lệnh chuyển tiền thanh toán qua ngân hàng

Tuy nhiên, khi thanh tra thuế, hóa đơn VAT này không được tính vào chi phí hợp lý của Công ty chúng tôi vì Công ty A chưa kê khai thuế hóa đơn này. Vậy cho tôi hỏi việc loại hóa đơn này khỏi chi phí hợp lý của Công ty chúng tôi có đúng không và căn cứ vào điều mấy của thông tư nào Chúng tôi đang áp dụng điều 22 thông tư 39/2014/TT-BTC về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Xin chân thành cảm ơn Ban biên tập.

Trả lời:

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính quy định như sau:

“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoả, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giả đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

…”

Căn cứ vào các quy định nêu trên, Cục Thuế tỉnh Bình Dương trả lời về nguyên tắc như sau:

Trường hợp Công ty có các khoản chi đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Trên đây là báo cáo của Cục Thuế tỉnh Bình Dương gửi Tổng cục Thuế phúc đáp vướng mắc của độc giả Huỳnh Nhất Phương./.

Câu hỏi 7:

Kính gửi: Bộ tài chính, tháng 11/2022 Công ty tôi có mua 1 đơn hàng (đã nhận hàng và hóa đơn của bên bán xuất thuế 8%), nhưng sang tháng 01/2023 phát hiện ra lô hàng bị lỗi nên 2 bên thỏa thuận trả lại hàng, vậy xin hỏi bộ tài chính nếu tháng 1/2023 chúng tôi xuất hóa đơn trả lại cho nhà cung cấp thì áp dụng thuế suất là 8% hay 10%?

Trả lời:

Căn cứ Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

Căn cứ Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội:

+ Tại Điều 1 quy định về giảm thuế giá trị gia tăng.

+ Tại Điều 3 quy định hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện:

“1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022…”

Căn cứ Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

+ Tại Điều 4 quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng

“I. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biểu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này…

+Tại Điều 10 quy định về nội dung của hóa đơn;

“…

6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

b) Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng…

Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Trường hợp Công ty của Độc giả là tổ chức nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phát sinh việc hoàn trả hàng hóa theo quy định của pháp luật thì khi hoàn trả hàng hóa, Công ty thực hiện lập hóa đơn GTGT theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, thuế suất GTGT của hàng hóa hoàn trả tương ứng với thuế suất của hàng hóa đó ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng.

Đề nghị Độc giả căn cứ các quy định pháp luật được trích dẫn nêu trên, nghiên cứu các văn bản pháp luật về thuế và đối chiếu với tình hình thực tế kinh doanh tại đơn vị để thực hiện đúng theo quy định.

Câu hỏi 8:

Kính gửi Bộ tài chính, Tôi có thắc mắc như sau mong được bộ giải đáp và tư vấn: Căn cứ Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính Phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo nghị quyết số 43/2022/QH15. Doanh nghiệp của tôi hoạt động thi công xây dựng thuộc đối tượng giảm thuế từ 10% xuống 8% áp dụng từ ngày 01/02/2022-31/12/2022. Thời gian nghiệm thu công trình trong năm 2022 và đến tháng 01/2023 mới có hồ sơ nên sang năm 2023 bên tôi xuất hóa đơn. Vậy hóa đơn xuất năm 2023 cho công trình đã nghiệm thu trong thời gian từ ngày 01/02/2022-31/12/2022 bên tôi cần áp dụng mức thuế suất như thế nào?

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP (Nghị định 15/2022/NĐ- CP) ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội quy định:

“Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.”

Tại khoản 5 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC (Thông tư 219/2013/TT-BTC) ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013ĘNĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT quy định:

“Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT

5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (Nghị định 123/2020/NĐ-CP) ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ quy định:

“Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn

4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền…”

Ngày 23/3/2022, Bộ Tài chính đã có công văn số 2688/BTC-TCT hướng dẫn về thuế GTGT tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Căn cứ các quy định trên, thời điểm xác định thuế GTGT và thời điểm lập hóa đơn Doanh nghiệp của độc giả thực hiện theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC và điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Mức thuế suất 8% được áp dụng đến hết ngày 31/12/2022 theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Thời điểm lập hóa đơn sau ngày 31/12/2022 thì không thuộc đối tượng giảm thuế GTGT theo quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Câu hỏi 9:

Đơn vị chúng tôi là đơn vị hoạt động về xây dựng cơ bản. Hiện công trình của chúng tôi đang thực hiện ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư là thuế 8% và nghiệm thu vào thời điểm 31/12/2022 nhưng thanh toán thời điểm Quý 1 năm 2023. Vì vậy đến năm 2023 chúng tôi xuất hóa đơn thuế GTGT điện tử 8%. Thì khi kiểm tra đơn vị thuế phạt 6.000.000đ do xuất sai thời điểm mà trong khi đó Hợp đồng ký với Chủ đầu tư có 2.200.000 thì hỏi như vậy có đúng không. Và cơ quan thuế thực hiện như vậy thì có hợp lý không? Xin Bộ giải thích cho chúng tôi. Hiện giờ rất nhiều đơn vị Nhà thầu bị như thế?

Trả lời:

Để độc giả Phạm Khắc Cường nắm được các Quy định về thời điểm xuất hóa đơn và quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn, Chi cục thuế khu vực Tp Điện Biên Phủ – Mường Ảng trích dẫn nội số căn cứ pháp lý như sau:

Tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ quy định.

“4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Tại Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn quy định:

“Điều 24. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này:”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp đơn vị lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Câu hỏi 10:

Kính gửi bộ tài chính, từ 01/02/2022 nhà nước ban hành chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% một số mặt hàng. Chúng tôi có một số vướng mắc chưa rõ mong bộ tài chính giải đáp giúp: Bên tôi cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống điện ,chúng tôi có thi công và đã ký hợp đồng và biên bản nghiệm thu trong năm 2022 ( phần dịch vụ được tính là 8%) đã cung cấp tất cả các giấy tờ theo hợp đồng như do sơ suất mà thiếu hóa đơn của phần dịch vụ cả bên tôi và khách hàng đều không phát hiện, đôi bên cũng đã thanh toán đầy đủ hợp đồng trong năm 2022 , đến thời điểm hiện tại bên tôi phát hiện ra và có quyết định xuất hóa đơn để bổ sung cho khách hàng, nhưng vào tháng 1 năm 2023 thì phí dịch vụ lại tăng lên 10%. Mong bộ tài chính giải đáp giúp bên tôi có thể xuất hóa đơn đính kèm biên bản nghiệm thu năm 2022 với mức thuế GTGT 8% được không hay phải xuất 10% và chịu phí chênh lệch 2%. Mong nhận được phản hồi từ bộ tài chính, chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Căn cứ Nghị Định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị Quyết số 43/2022/QH15

+ Tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 quy định về giảm thuế GTGT

“1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng

a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này…”

+ Tại Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành

“Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022…”

Căn cứ Điều 9 Nghị Định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về thời điểm lập hóa đơn.

“1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng) …..”

Căn cứ Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT

+ Tại Điều 8 quy định về thời điểm xác định thuế GTGT

“1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền…”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty của Độc giả ký hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ (thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị Định 15/2022/NĐ-CP) vào tháng 12/2022 nhưng hàng hóa, dịch vụ được hoàn thành và lập hóa đơn vào tháng 01/2023 theo quy định tại Điều 9 Nghị Định 123/2020/NĐ-CP, Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị Định 15/2022/NĐ-CP.

Câu hỏi 11:

Có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi có quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan không? Những trường hợp nào được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào? Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề này cần được giải đáp. Ngày 10/8, công ty tôi đã nhập 10 lô hàng từ Hàn Quốc về. Lúc lô hàng về đến hải quan thì cơ quan hải quan có ấn định số thuế giá trị gia tăng đối với 10 lô hàng đấy. Tôi có đóng liền số tiền thuế ngay sau đấy để lấy 10 lô hàng đó về. Tôi thắc mắc là số thuế giá trị gia tăng đã nộp mà cơ quan hải quan ấn định thì có được khấu trừ không? Rất mong được Ban biên tập giải đáp vấn đề này, tôi cảm ơn.

Trả lời:

Theo Khoản 6 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

6. Số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.

Như vậy, số thuế giá trị gia tăng đã nộp theo sự ấn định của cơ quan hải quan thì sẽ được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp bị xử phạt về gian lận, trốn thuế. Số thuế giá trị gia tăng mà bạn đã nộp khi có sự ấn định của cơ quan hải quan thì bạn sẽ được khấu trừ nếu như bạn không có hành vi gian lận thuế hoặc trốn thuế.

Câu hỏi 12:

Công ty tôi (không phải tổ chức tín dụng) là công ty cổ phần có khoản tiền nhàn rỗi muốn tận dụng cho vay thì khoản tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay này có phải chịu thuế giá trị gia tăng không? Mong các bạn phản hồi thông tin.

Trả lời:

Theo Điểm b Khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

“Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

Ví dụ 5: Công ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ phần VC nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

=> Như vậy, công ty cho vay riêng lẻ thì khoản tiền lãi từ hoạt động cho vay không chịu thuế GTGT nếu: Tiền cho vay phải là nguồn vốn nhàn rỗi (vốn tự có của doanh nghiệp), không phải là nguồn vốn doanh nghiệp đi huy động hoặc đi vay của bên khác.

Câu hỏi 13:

Xin chào, công ty tôi là một doanh nghiệp chế xuất mới được thành lập và sẽ hoạt động trong khu chế xuất, cho tôi hỏi là công ty tôi trao đổi, mua bán hàng hóa với công ty ở nước ngoài có phải nộp thuế giá trị gia tăng không?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định

– Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

– Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì xác định được công ty bạn đang ở trong khu phi thuế quan nên khi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa công ty bạn với công ty ở nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, nên không phải nộp thuế GTGT.

Câu hỏi 14:

Thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị không được khấu trừ trong trường hợp nào?

Tôi làm kế toán trong một công ty ở Bình Dương. Trong quá trình làm việc có vướng mắc tôi mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị không được khấu trừ trong trường hợp nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 91/2014/NĐ-CP thì thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị không được khấu trừ trong những trường hợp sau:

Thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này, trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.

Đối với tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô sử dụng cho kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.

Trên đây là nội dung quy định về những trường hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị không được khấu trừ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 91/2014/NĐ-CP.

Câu hỏi 15:

Kính gửi: Bộ tài chính và Tổng cục thuế Công ty tôi nhập khẩu hàng hóa tại Mỹ, trong hợp đồng, công ty Mỹ có chỉ định việc thanh toán cho một pháp nhân thứ 3 tại Hồng Kông. Căn cứ theo điểm 4c điều 15 thông tư 219/2013 “c) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán ủy quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo ủy quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật” Vậy công ty chúng tôi xin hỏi: Việc mua hàng hóa với công ty Mỹ và thanh toán cho bên thứ 3 tại Hồng Kông có phù hợp với luật thuế không Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

“10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.

…”

Căn cứ quy định nêu trên, Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn Độc giả như sau:

Trường hợp Công ty của Độc giả ký hợp đồng nhập khẩu hàng hóa với khách hàng, theo hợp đồng đã ký Bên bán hàng yêu cầu Công ty thanh toán tiền cho bên thứ ba do Bên bán chỉ định thì việc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của Bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật. Việc thanh toán theo phương thức nêu trên được xác định là thanh toán không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015.

Câu hỏi 16:

Kính gửi BTC, TCT. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty chúng tôi phát sinh vướng mắc về việc điều chỉnh hóa đơn GTGT (hóa đơn điện tử TT78) như sau: Hợp đồng gốc có tổng giá trị hàng hóa dịch vụ là 100.000.000đ, tiền thuế 10.000.000đ, tổng giá trị 110.000.000đ. Do kế toán sai sót đã xuất hóa đơn 90.909.091đ, thuế 9.090.909đ, tổng giá trị 100.000.000đ. Sau khi phát hiện sai sót đã lập hóa đơn điều chỉnh tăng lần 1 cho hóa đơn gốc nhưng lại lập hóa đơn với giá trị 100.000.000đ, thuế 10.000.000đ, tổng giá trị 110.000.000đ nữa do đó hệ thống hoadondientu.gdt.gov.vn ghi nhận doanh thu của DN tôi xuất là 190.909.091, thuế 19.090.909đ, tổng giá trị 210.000.000đ. Vậy trong trường hợp này DN tôi phải xuất hóa đơn điều chỉnh lần 2 là điều chỉnh số tăng đúng cho hóa đơn gốc hay phải điều chỉnh giảm tổng giá trị của HĐ gốc và HĐ điều chỉnh lần 1 cho đúng giá trị hợp đồng. Kính mong BTC, TCT giải đáp vướng mắc để DN thực hiện đúng chính sách thuế. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

– Căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

“Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót

2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

…”

– Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài Chính (Thông tư số 78/2021/TT-BTC) hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp:

“Điều 7. Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp

c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;”

e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp độc giả trình bày công ty có phát sinh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót đã thực hiện xử lý hóa đơn sai sót bằng hình thức lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Sau đó, công ty lại phát hiện hóa đơn điều chỉnh này có sai sót thì công ty tiếp tục thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu, đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh theo quy định tại điểm c, điểm e Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021.

Câu hỏi 17:

Công ty chúng tôi có vướng mắc về chính sách thuế khi thực hiện Hợp đồng mua bán sản phẩm kỳ nghỉ có điều kiện hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã mua, cụ thể như sau: Công ty có thực hiện ký hợp đồng mua bán kỳ nghỉ, khách hàng được hưởng quyền lợi như sau: khách hàng được sử dụng 7 đêm nghỉ dưỡng tại khách sạn mà Công ty chúng tôi quy định trong thời hạn hợp đồng là 11 năm, thu tiền theo tiến độ hợp đồng. Công ty sẽ tiến hành hoàn trả lại 100% giá trị hợp đồng cho khách hàng khi kết thúc thời hạn hợp đồng. Kính đề nghị Quý Bộ giải đáp thắc mắc của Công ty chúng tôi một số vấn đề sau:

– Vấn đề 1: Khi ký HĐ mua bán kèm theo điều kiện hoàn trả lại 100% giá trị hợp đồng, Công ty chúng tôi có phải xuất hóa đơn trên số tiền thu được hay không? Trường hợp Công ty chúng tôi phải xuất hóa đơn cho số tiền thu được thì tại thời điểm hoàn trả lại tiền cho khách hàng phải làm như thế nào?

– Vấn đề 2: Theo điều khoản hợp đồng, khách hàng sẽ được hưởng Quyền nghỉ dưỡng là 7 đêm nghỉ. Đối với chi phí 7 đêm nghỉ này (phía bên nhà cung cấp dịch vụ lưu trú sẽ xuất hóa đơn đầu vào cho Công ty chúng tôi) thuế GTGT của dịch vụ này có được khấu trừ không, Công ty có phải xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng nghỉ 7 đêm nghỉ này hay không?

Trả lời:

– Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

+ Tại Khoản 1 Điều 4 quy định nguyên tắc lập hóa đơn:

“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biểu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này…”

+ Tại Khoản 4 Điều 9 quy định Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

“4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chia thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

…”

– Căn cứ Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-

CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số diễu Luật Thuế GTGT. + Tại Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào quy định như sau:

“Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

…”

– Căn cứ Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

“10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khẩu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

…”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty độc giả khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, Công ty độc giả phải lập hóa đơn để giao cho người mua bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, cho, biếu, tặng, hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền,

Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Trường hợp Công ty độc giả có phát sinh thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nếu đáp ứng quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC.

Đề nghị Công ty Độc giả căn cứ vào quy định pháp luật, đối chiếu với tình hình thực tế để thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị Độc giả cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Câu hỏi 18:

Công ty chúng tôi có nhận ủy thác xuất khẩu hàng hóa từ cá nhân (không có MST). Theo thỏa thuận tại hợp đồng ủy thác, chúng tôi (bên nhận ủy thác xuất khẩu) không nhận tiền hàng thanh toán từ tổ chức nước ngoài mà tổ chức nước ngoài thanh toán trực tiếp cho bên ủy thác xuất khẩu.

Vậy, trong trường hợp này chúng tôi có phải xuất hóa đơn điện tử GTGT cho khách hàng nước ngoài như quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP hay không?

Bên ủy thác xuất khẩu cho chúng tôi là cá nhân không có mã số thuế, do đó không thể lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng cho chúng tôi (Bên nhận ủy thác) như quy định tại Điều 13, Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp này bên ủy thác xuất khẩu phải sử dụng loại chứng từ gì để thay thế cho hóa đơn điện tử?

Trả lời:

Về nội dung vướng mắc, Chi cục Thuế thành phố Thủ Đức có ý kiến như sau: Căn cứ Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019:

+ Tại Điều 30 quy đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế:

“1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:

a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

…”

+ Tại Điều 91 quy định về áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

“…

3. Hộ kinh doanh, cả nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật này và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

4. Hộ kinh doanh, cả nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.”

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 105/2020/1T-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đối tượng đăng ký thuế:

“2. Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm:

i) Hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh).

…”

Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

+ Tại Khoản 1 Điều 4 quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

+Tại Điều 13 quy định về áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

“…

2. Quy định về cấp và kê khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh như sau:

a) Loại hóa đơn cấp theo từng lần phát sinh

a.1) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng trong các trường hợp:

– Hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/Q1114 không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần cổ hóa đơn để giao cho khách hàng;

3. Quy định về áp dụng hóa âm điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:

b) Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa

– Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

– Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đổi chiều, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hỏa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn điện từ giá trị gia tăng để kê khai nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng. Cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bản hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.

…”

Căn cứ các quy định trên, Chi cục Thuế thành phố Thủ Đức trả lời theo nguyên tắc sau:

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao khi ông ấy mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 194105920 của Chính phủ. Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa, thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP nêu trên. Theo đó, cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.

Trường hợp cá nhân là người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 và áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 91 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019.

Chi cục Thuế thành phố Thủ Đức thông báo đến Ông Trần Quang Dương để biết và đề nghị Ông căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu với các quy định của pháp luật để thực hiện theo đúng quy định.

Câu hỏi 19:

Công ty chúng tôi cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT theo nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022. Thời điểm áp dụng chính sách giảm thuế bắt đầu từ ngày 01/02/2022 đến ngày 31/12/2022. Do đặc thù của loại hình dịch vụ, lên quá trình đối chiếu số liệu giữa chúng tôi và khách hàng kéo dài, dẫn tới dịch vụ đã cung cấp tháng 12 năm 2022 sang đến tháng 1 năm 2023 hai bên mới xác định được giá trị và thực hiện xuất hóa đơn cho khách hàng vào tháng 1 năm 2023. Vậy khi chúng tôi xuất hóa đơn cho giá trị dịch vụ của tháng 12 năm 2022 vào tháng 1 năm 2023 chúng tôi áp dụng theo mức thuế suất GTGT là 8% hay 10%?

Trả lời:

– Căn cứ Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn giảm thuế quy định giảm thuế giá trị gia tăng.

+ Tại Điều 1 quy định về giảm thuế giá trị gia tăng:

“1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại…

2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng

a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

…”

+ Tại Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện:

“1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

– Căn cứ Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ- CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ.

– Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

+ Tại Điều 4 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biểu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

…”

+ Tại Điều 9 quy định thời điểm lập hóa đơn:

“…

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

…”

– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định.

+ Tại Điều 8 quy định thời điểm xác định thuế GTGT:

“…

2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

…”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty của Độc giả tinh thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, cung cấp các dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10% và không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ thì được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Thời điểm xác định thuế GTGT đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Trường hợp Công ty ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP nhưng dịch vụ hoàn thành và lập hóa đơn sau ngày 31/12/2022 thì không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Câu hỏi 20:

Kính gửi Bộ Tài Chính, tôi có câu hỏi về việc xác định thuế suất khi xuất hóa đơn GTGT cho dịch vụ nhà hàng, khách sạn như sau: Chúng tôi có kí hợp đồng cung cấp dịch vụ nhà hàng, khách sạn cho khách hàng vào tháng 1/2023, doanh thu ghi nhận vào tháng 1/2023, khách hàng sẽ thanh toán 100% chi phí theo hợp đồng đã ký vào tháng 12/2022. Theo nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022, dịch vụ nhà hàng, khách sạn thuộc mã ngành được giảm thuế GTGT còn 8% từ ngày 1/2/2022 đến ngày 31/12/2022. Vậy hóa đơn chúng tôi xuất cho khách hàng vào thời điểm nhận được thanh toán là tháng 12/2022 sẽ xuất với thuế suất hiện hành 8% hay thuế suất tại thời điểm thực hiện dịch vụ là tháng 1/2023. Tôi rất mong sớm được nhận giải đáp từ Cục thuế.

Trả lời:

– Căn cứ Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn giảm thuế quy định giảm thuế giá trị gia tăng.

+ Tại Điều 1 quy định về giảm thuế giá trị gia tăng:

“1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại…

2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng

a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

…”

+ Tại Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện:

“1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

…”

– Căn cứ Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ.

– Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

+Tại Điều 4 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ :

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

…”

+ Tại Điều 9 quy định thời điểm lập hóa đơn:

“…

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

…”

– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định.

+ Tại Điều 8 quy định thời điểm xác định thuế GTGT:

“…

2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

…”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty của Độc giả tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, cung cấp các dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất GTGT 10% và không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ thì được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Thời điểm xác định thuế GTGT đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Trường hợp Công ty ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, có thu tiền trước, đã lập hóa đơn tại thời điểm thu tiền vào tháng 12/2022 nhưng dịch vụ hoàn thành sau ngày 31/12/2022 thì đối với phần tiền đã lập hóa đơn từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 theo quy định của pháp luật được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Câu hỏi 21:

Công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không chịu thuế GTGT đầu ra. Phần thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Công ty có được khấu trừ hay không? Công ty có được làm thủ tục hoàn thuế GTGT đầu vào hay không?

Trả lời:

Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT không được khấu trừ mà được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định. Trừ trường hợp số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên, không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

(Căn cứ Khoản 13 Điều 4, Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính; Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính)

Doanh nghiệp này không thuộc các trường hợp được hoàn thuế GTGT theo quy định.

(Căn cứ Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 của Bộ Tài chính; Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 của Bộ Tài chính).

Câu hỏi 22:

Kính gửi bộ tài chính Theo nghị định 123/2020/NĐ-CP và thông tư 78/2021/TT-BTC quy định Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Trường hợp, công ty A hoạt động từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7 là nghỉ, nhưng công ty thuê đơn vị B làm dịch vụ khai báo hải quan và họ làm thêm giờ để thông quan hàng hóa xuất khẩu, mà thời điểm được hải quan cấp phép thông quan là chiều thứ 7 (thời điểm mà Công ty A không hoạt động) nên không xuất hóa đơn gtgt điện tử tại ngày thông quan. Điểm c, khoản 3, điều 13 Nghị định 123 chỉ quy định “Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu”. Trường hợp sang thứ 2 công ty A mới hoạt động và xuất hóa đơn GTGT cho hàng hóa thông quan từ thứ 7 tuần trước có bị coi là hành vi xuất sai thời điểm không? Và căn cứ phạt cho trường hợp trên?

Trả lời:

– Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

+ Tại Điều 4 quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:

“1. Khi bản hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này…”

+ Tại Điều 13 quy định về áp dụng hóa đơn điện từ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

“…

3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:

c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.

Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến của khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.

…”

– Căn cứ Nghị định số 125/2020/ND-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:

+ Tại Điều 24 quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:

“1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;

…”

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty của Độc giả có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì thực hiện lập hóa đơn giá trị gia tăng điện tử theo quy định tại điểm + Khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Trường hợp Công ty của Độc giả vi phạm quy định về lập hóa đơn không đúng thời điểm khi bán hàng hóa, dịch vụ thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Câu hỏi 23:

Kính gửi Bộ Tài chính, Ngày 04/05/2023, Tổng cục thuế có ban hành văn bản số 1586/TCT-CS về việc “khai thuế GTGT theo hóa đơn điện tử của người bán”. Theo đó, đối với trường hợp hóa đơn điện tử có ngày lập khác ngày ký thì “Người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.”. Vậy Bộ Tài chính cho tôi biết; trường hợp Công ty tôi nhận được hóa đơn điện tử có ngày lập hóa đơn là 30/4/2023 nhưng ngày ký hóa đơn điện tử là 01/05/2023 thì Công ty chúng tôi kê khai thuế GTGT của hóa đơn này vào kỳ thuế tháng 4/2023 hay kỳ thuế tháng 5/2023. Kính mong sớm nhận được phản hồi của Bộ Tài chính. Trân trọng.

Trả lời:

Căn cứ Khoản 7, Điều 3 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

7. Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này.

Căn cứ Điểm b, Khoản 14, Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về nội dung của hóa đơn:

“Điều 10. Nội dung của hóa đơn.

14. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung

b) Đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua.

– Căn cứ theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại công văn số 1586/TCT-CS ngày 04/5/2023.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty của Độc giả là người mua nhận được hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn phát sinh sau thời điểm lập hóa đơn thì hóa đơn điện tử đã lập vẫn được xác định là hóa đơn hợp lệ, người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Câu hỏi 24:

Kính thưa Bộ Tài chính Tại khoản 14, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: “Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT 14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.” Và tại khoản 1, điều 13 của Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định: “Điều 13. Cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in 1. Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng. Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.” Trong năm 2017, phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện ký hợp đồng với Đài Phát thanh – Truyền hình để thực hiện các tin, bài, phóng sự phát sóng truyền thanh, truyền hình tại địa phương tuyên truyền cho nhiệm vụ Xóa đói – Giảm nghèo. Nguồn kinh phí ngân sách thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo do Sở Lao động-TBXH cấp cho phòng Lao động – TBXH Như vậy, hồ sơ thanh toán của các phòng LĐTBXH cấp huyện ngoài hợp đồng, thanh lý hợp đồng, phiếu thu của Đài PT – TH cấp huyện thì tại thời điểm năm 2017 có đề nghị Chi cục Thuế sở tại cấp hóa đơn cho Đài PT – TH để cung cấp cho phòng LĐTBXH được hay không? Xin cảm ơn Bộ Tài chính

Trả lời:

– Tại khoản 14 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2023 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.”

– Tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định như sau:

“1. Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.

Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.”

– Tại khoản 1; điểm d, khoản 3; Điều 11 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ:

“Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này và của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

3. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính sau đây hết hiệu lực thi hành:

d) Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính)…”

Đối chiếu các quy định nêu trên, trường hợp tại thời điểm năm 2017 Phòng Lao động – Thương binh và xã hội cấp huyện ký hợp đồng với Đài Phát thanh – Truyền hình các huyện để thực hiện các tin, bài, phóng sự phát sóng truyền thanh, truyền hình tại địa phương tuyên truyền cho nhiệm vụ Xóa đói – Giảm nghèo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì Đài phát thanh – Truyền hình các huyện không phải tổ chức kinh doanh hàng hoá dịch vụ và thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nên tại thời điểm năm 2017 Đài phát thanh – Truyền hình các huyện không được cơ quan thuế cấp hoá đơn.

Câu hỏi 25:

Ban biên cho tôi hỏi. Trường hợp mua dầu nhờn, hóa đơn đầu vào có xuất khuyến mãi, tôi xuất hàng khuyến mãi lại cho khách hàng thì có phải được khấu trừ thuế GTGT không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT cụ thể như sau:

5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.

=> Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hàng hóa sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ. Trong trường hợp đơn vị bạn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Câu hỏi 26:

Công ty mình có mã ngành 8560: có ký kết hợp đồng với trường bên mỹ tư vấn đưa học sinh sang du học. Và sẽ hưởng hoa hồng từ đó. Vậy mã ngành này Công ty mình có được hưởng thuế GTGT 0% của dịch vụ xuất khẩu không? Mong bạn giải đáp giúp.

Trả lời:

– Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng. Cụ thể:

+ Tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 0%.

“Điều 9. Thuế suất 0%

1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

…b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ: Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.

Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.”

+ Tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 quy định điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu

“2. Điều kiện áp dụng thuế Suất 0%:

…b) Đối với dịch vụ xuất khẩu:

– Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan:

– Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật…”

+ Tại Điều 11 quy định về mức thuế suất 10%

”Điều 11. Thuế suất 10%

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.”

Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp công ty ký hợp đồng với các trường bên Mỹ nhằm thực hiện việc cung cấp dịch vụ tư vấn, giới thiệu học sinh, sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài bao gồm việc hỗ trợ các trường nước ngoài trong việc nhận hồ sơ đăng ký học của học sinh, chuyển hồ sơ, nhận thông báo nhập học ở nước ngoài chuyển cho học sinh thì các dịch vụ này xác định là dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam, không được xác định là dịch vụ xuất khẩu nên thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Câu hỏi 27:

Ban biên tập cho tôi hỏi. Trường hợp cá nhân cho thuê tài sản có thu tiền hàng tháng có phải đóng thuế GTGT không? Mong sớm nhận phản hồi.

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì:

– Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ.

– Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản.

– Trường hợp cá nhân đồng sở hữu tài sản cho thuê thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho 01 người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.

=> Như vậy, theo quy định trên cá nhân cho thuê tài sản có thu tiền thì phải nộp cho thuế giá trị gia tăng cho hoạt động trên. Trường hợp doanh thu hàng năm của việc cho thuê nhà dưới 100 triệu đồng thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng, còn nếu có mức doanh thu trên 100 triệu đồng trong một năm thì phải nộp thuế GTGT với tỷ lệ thuế tính trên doanh thu từ việc cho thuê tài sản là 5%.

Câu hỏi 28:

Ban biên tập cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi chuyển nhượng vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế thì có phải chịu thuế giá trị gia tăng không? Mong sớm nhận phản hồi.

Trả lời:

Căn cứ Khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, có quy định:

Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.

Ví dụ 6: Tháng 4/2014, Công ty TNHH A góp vốn bằng máy móc, thiết bị để thành lập Công ty cổ phần B, giá trị vốn góp của Công ty TNHH A được Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn định giá là 2,5 tỷ đồng, bằng 25% số vốn của Công ty cổ phần B. Tháng 11/2014, Công ty TNHH A bán phần vốn góp tại Công ty cổ phần B cho Quỹ Đầu tư ABB với giá 4 tỷ đồng thì số tiền 4 tỷ đồng Công ty TNHH A thu được là doanh thu chuyển nhượng vốn thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

=> Như vậy, theo quy định trên thì khi thực hiện việc chuyển nhượng vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế thì không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Câu hỏi 29:

Công ty tôi là bên thứ 3, có thực hiện dịch vụ môi giới vận tải biển quốc tế. Hợp đồng được ký kết giữa bên vận chuyển (Công ty nước ngoài) và bên thuê vận chuyển (Công ty Việt Nam) cho dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng tàu biển từ 1 cảng của Việt Nam đến 1 cảng nước ngoài.

Trong hợp đồng vận chuyển có quy định rõ tỷ lệ hoa hồng môi giới của công ty tôi. Tiền hoa hồng đó là 1 phần của tiền cước vận tải, về bản chất là do bên vận chuyển (Công ty nước ngoài) trả cho công ty tôi. Tuy nhiên, khi thanh toán cước, công ty Việt Nam giữ lại phần hoa hồng môi giới đó từ tiền cước vận chuyển và dự định sẽ thanh toán cho công ty tôi.

Vậy, Công ty tôi sẽ xuất hoá đơn GTGT cho bên nào? Thuế suất thuế GTGT cho dịch vụ môi giới trong trường hợp này sẽ là 0% hay 10%?

Trả lời:

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT.

+ Tại Điều 9 quy định thuế suất 0%:

“1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.

2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:

b) Đối với dịch vụ xuất khẩu:

– Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

– Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

…”

+ Tại Điều 11 quy định về thuế suất 10%:

“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

…”

– Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%:

“2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 như sau:

“3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:

– Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:

+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;

+ Dịch vụ thanh toán qua mạng;

+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.”

– Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

…”

– Căn cứ Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính:

+ Tại Khoản 7 Điều 3 quy định sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:

“7. Sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.”

Căn cứ các quy định trên, Công ty của độc giả cung cấp dịch vụ môi giới vận tải biển quốc tế để vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển từ cảng ở Việt Nam đến cảng nước ngoài thì:

– Trường hợp cung cấp dịch vụ cho khách hàng là Công ty nước ngoài thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng quy định tại Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính và không thuộc các trường hợp không áp dụng thuế suất 0% được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính. Công ty sử dụng hóa đơn thương mại theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính.

– Trường hợp cung cấp dịch vụ cho khách hàng là Công ty của Việt Nam thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% và lập hóa đơn cho người mua theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính.

Câu hỏi 30:

Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Vậy tiền thuế GTGT trên các hoá đơn này có được khấu trừ thuế đầu vào không?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 2.30, Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2015 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 2.30, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC(đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC)như sau:

“Khoản 2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động …”

Căn cứ Khoản 9, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Sửa đổi, bổ sung khoản 2, điều 14, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính như sau:

a) Sửa đổi khoản 2 Điều 14 như sau:

“2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được”.

Căn cứ vào các hướng dẫn trên, mặc dù các khoản chi mang tính chất phúc lợi được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN; Nhưng xét về tính chất khoản chi này không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nên tiền thuế GTGT của các hoá đơn này không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Câu hỏi 31:

Đơn vị có gói cước trọn gói trả trước (ví dụ trường hợp dịch vụ kê khai thuế qua mạng khách hàng trả trước gói 03 năm). Doanh nghiệp sẽ phải xuất hóa đơn cho khách hàng và kê khai thuế GTGT theo hóa đơn. Tuy nhiên đây là doanh thu nhận trước nên chỉ được ghi nhận là doanh thu theo tháng (sau khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ của từng tháng mới được ghi nhận doanh thu) dẫn đến thuế và doanh thu ghi nhận không tương ứng, khi kê khai trên tờ khai 01/GTGT sẽ bị báo lỗi vàng?

Trả lời:

Tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 219/2013 ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT quy định về thời điểm xác định thuế GTGT:

“Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông”.

Theo quy định của pháp luật về thuế nêu trên, nếu đơn vị lập hoá đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.

Trường hợp doanh nghiệp đã xuất hoá đơn GTGT, thì khi kê khai trên tờ khai thuế GTGT của tháng phát sinh doanh thu đó, doanh nghiệp kê khai theo doanh thu ghi trên hoá đơn và thuế GTGT tương ứng với doanh thu ghi trên hoá đơn.

Câu hỏi 32:

Có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi kê khai nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài như Google hay Facebook không?

Trả lời:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC quy định:

Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật kiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).

Theo Công văn 17832/CTHN-TTHT năm 2023 của Cục Thuế TP Hà Nội trả lời như sau:

Về nguyên tắc thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ nếu đáp ứng các điều kiện khấu trừ thuế GTGT quy định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC, Điều 1 Thông tư số 173/2016/TT-BTC.

Như vậy, thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng sẽ được khấu trừ toàn bộ nếu đáp ứng các điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp phải có chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho Google, Facebook thì mới đủ điều kiện kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

Câu hỏi 33:

Chào các anh/chị cục thuế Bình Phước! Tôi có một vấn đề mong các anh chị tư vấn, hướng dẫn giúp. Doanh nghiệp tôi kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng hạt điều, thuế suất thuế gtgt cho mặt hàng này ở khâu xuất khẩu là 0%, còn với hàng bán cho các doanh nghiệp trong nước tôi được biết là hàng không chịu thuế, không phải kê khai tính thuế, vì thế hằng tháng tôi đã không kê khai trên tờ khai thuế gtgt và bảng kê bán ra. Tôi làm như vậy có đúng không?

Trả lời:

Căn cứ theo Công văn 5839/CT-TTHT ngày 20/02/2017 của Cục thuế TP Hà Nội:

“Trường hợp Chi nhánh là đại lý ký gửi hàng hóa bán đúng giá hưởng hoa hồng đối với mặt hàng không chịu thuế GTGT và thuộc diện không phải kê khai trên mẫu 01/GTGT. Tại chỉ tiêu (32a) trên mẫu tờ khai 01/GTKT Chi nhánh thực hiện kê khai doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng thuộc diện không chịu thuế GTGT”

Vậy trường hợp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT thì vẫn phải thực hiện kê khai trên mẫu 01/GTGT tại chỉ tiêu (32a).

Câu hỏi 34: Kính gửi Bộ tài chính! Kính đề nghị Quý Bộ giải đáp thắc mắc về chính sách thuế GTGT như sau: Công ty tôi được UBND tỉnh Yên Bái giao làm chủ đầu tư một dự án nhà máy thủy điện theo hình thức BOO tại tỉnh Yên Bái. Dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2010. Năm 2016, Công ty tôi chuyển nhượng dự án cho một công ty khác. Căn cứ khoản 4 – Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Công ty tôi không phải kê khai, tính thuế GTGT. Tuy nhiên theo hướng dẫn của Tổng cục thuế Hà Nội, Công ty tôi phải kê khai và nộp thuế GTGT 10% theo điều 11 – Thông tư 219/2013/TT-BTC. Vậy công ty tôi có phải kê khai nộp thuế GTGT 10% không?

Trả lời:

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT:

– Tại Khoản 4 Điều 5 quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:

“4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

Ví dụ 18: Công ty cổ phần P thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất cồn công nghiệp. Đến tháng 3/2014, dự án đầu tư đã hoàn thành được 90% so với đề án thiết kế và giá trị đầu tư là 26 tỷ đồng. Do gặp khó khăn về tài chính, Công ty cổ phần P quyết định chuyển nhượng toàn bộ dự án đang đầu tư cho Công ty cổ phần X với giá chuyển nhượng là 28 tỷ đồng. Công ty cổ phần X nhận chuyển nhượng dự án đầu tư trên để tiếp tục sản xuất cồn công nghiệp. Công ty cổ phần P không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với giá trị dự án chuyển nhượng cho Công ty cổ phần X.”

– Tại Điều 11 quy định về thuế suất thuế GTGT 10%:

“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.…”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty của Độc giả thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện, dự án đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động, phát sinh doanh thu thì khi chuyển nhượng dự án, Công ty phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo thuế suất 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Câu hỏi 35:

Công ty cổ phần P thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất cồn công nghiệp. Đến tháng 3/2014, dự án đầu tư đã hoàn thành được 90% so với đề án thiết kế và giá trị đầu tư là 26 tỷ đồng. Do gặp khó khăn về tài chính, Công ty cổ phần P quyết định chuyển nhượng toàn bộ dự án đang đầu tư cho Công ty cổ phần X với giá chuyển nhượng là 28 tỷ đồng. Công ty cổ phần X nhận chuyển nhượng dự án đầu tư trên để tiếp tục sản xuất cồn công nghiệp. Công ty cổ phần P không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với giá trị dự án chuyển nhượng cho Công ty cổ phần X. Vậy công ty P có cần xuất hóa đơn hay không?

Trả lời:

Căn cứ theo Công văn 4837/TCT-CS ngày 4 tháng 12 năm 2018:

“Trường hợp Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Cư – Bắc Ninh ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp vừa và nhỏ Châu Phong cho Chi nhánh Công ty TNHH Haesung Tech- Bắc Ninh, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, đáp ứng điều kiện về dự án đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT, bên nhận chuyển nhượng tiếp tục thực hiện và không thay đổi mục tiêu đầu tư của dự án thì hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư của Chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Cư – Bắc Ninh thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Việc lập hóa đơn theo hướng dẫn tại điểm 2.1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, trên hóa đơn chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.”

Vậy trường hợp doanh nghiệp chuyển nhượng dự án đầu tư (đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT) vẫn phải xuất hóa đơn và trên hóa đơn chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

Câu hỏi 36:

Tôi có một số điểm chưa rõ về thuế GTGT xin được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Trên Tờ khai thuế GTGT có chỉ tiêu 32a yêu cầu kê khai Doanh thu không tính thuế. Tôi tra cứu quy định liên quan thấy có 2 đoạn quy định về không tính thuế là các khoản tại Điều 5 TT 219 và các trường hợp hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ cho SXKD tại Khoản 4 Điều 7 TT 219 (đã được sửa đổi tại TT 119). Vậy trường hợp Doanh nghiệp có ghi sổ kế toán về Doanh thu nội bộ đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ cho SXKD thì khoản Doanh thu này có kê khai vào chỉ tiêu 32a không ạ?

2. Trong công thức phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ/không được khấu trừ có sử dụng Doanh thu chịu thuế, Doanh thu không tính thuế, Doanh thu không chịu thuế GTGT. Theo quy định hiện hành của Kế toán và Thuế có những khác biệt đối với trường hợp nhận trước tiền cho nhiều kỳ (Kế toán chỉ ghi Doanh thu phân bổ trong kỳ, Thuế yêu cầu xuất Hóa đơn kê khai thuế GTGT theo giá trị đã nhận trước). Vậy “Doanh thu” trong công thức phân bổ thuế GTGT nói trên được xác định như thế nào (theo Giá trị trên Sổ kế toán Doanh thu/theo Giá trị trên Hóa đơn đầu ra và các chứng từ về các khoản không tính thuế trong kỳ/theo quy định cụ thể khác?).

Trả lời:

Căn cứ Tờ khai thuế GTGT (áp dụng đối với người nộp thuế tính thuế theo phương pháp khấu trừ có hoạt động sản xuất kinh doanh) mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 19/9/2021 của Bộ Tài chính.

Căn cứ Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT, hướng dẫn về thời điểm xác định thuế GTGT.

Căn cứ Điểm a Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định:

“9. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

a) Sửa đổi khoản 2 Điều 14 như sau:

“2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ: trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.”

Căn cứ các quy định nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn như sau:

– Về kê khai chỉ tiêu (32a) trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính: Người nộp thuế ghi vào chỉ tiêu này giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật thuế GTGT.

– Về phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Trường hợp Công ty của độc giả vừa có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, Công ty không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ thì thực hiện phân bổ theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, cụ thể: Thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Câu hỏi 37:

Hiện tại Công ty cổ phần dược liệu Trường Xuân – MST: 0101643342, có phát hiện ra sai sót tiền thuế GTGT trên các hóa đơn bán ra thuộc tháng 2, tháng 3, tháng 8 năm 2020. Tổng số tiền thuế chúng tôi phải kê khai nộp bổ sung là 159.004.000đ. Trong đó các tháng 2, 3, 8/2020 chúng tôi đều phát sinh phải nộp thuế GTGT vào ngân sách (đã nộp đủ số tiền thuế trên tờ khai GTGT hàng tháng tại thời điểm kê khai).

Đến tháng 12/2020 chúng tôi còn được khấu trừ số thuế GTGT là: 348.907.565đ, và tháng 6/2022 số tiền thuế GTGT còn được khấu trừ là: 1.221.998.311đ.

Từ thời điểm T12/2020 đến 6/2022 công ty chúng tôi luôn có số tiền thuế GTGT còn được khấu trừ lớn hơn số tiền thuế phải nộp bổ sung (>159.004.000đ).

Chúng tôi có vướng mắc xin hỏi Tổng cục thuế như sau:

1. Vào thời điểm hiện tại chúng tôi kê khai bổ sung (đã xuất hóa đơn điều chỉnh tăng số thuế GTGT 159.004.000đ) thì số tiền thuế GTGT phải nộp bổ sung 159.004.000đ có được bù trừ vào số tiền tiền GTGT chúng tôi còn được khấu trừ không?

2. Nếu được bù trừ thì chúng tôi có cần làm văn bản gì để gửi đến Cơ quan thuế hay không?

3. Chúng tôi có bị tính tiền phạt chậm nộp thuế GTGT hay không? và nếu bị phạt thì tính từ thời gian nào đến thời gian nào?

Kính mong nhận được hướng dẫn sớm nhất của TCT để chúng tôi kê khai, nộp thuế kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 của Quốc hội ngày 13/06/2019 quy định:

+ Tại Điều 47 quy định khai bổ sung hồ sơ khai thuế:

“1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

…”

+ Tại Điều 59 quy định xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế:

“1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm:

b) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;

c) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;

2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:

a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;

b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

…”

+ Tại Điều 60 quy định xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:

“1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.

…”

– Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:

“4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:

b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).

Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty của Độc giả phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế tại kỳ tính thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội  và Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Trường hợp Công ty của Độc giả khai bổ sung hồ sơ khai thuế dẫn đến tăng số thuế phải nộp thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính Phủ.

Thời gian tính tiền chậm nộp thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội.

Câu hỏi 38:

Kính gửi: Bộ Tài chính Công ty tôi có ngành nghề kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ trong và ngoài nước; Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty có vướng mắc về chính sách thuế GTGT như sau: Năm 2018, Công ty chúng tôi (gọi là Công ty A) có ký Hợp đồng vận chuyển số 10/HĐVC với Công ty Y; nội dung hợp đồng là vận chuyển hàng Container nhập khẩu chặng đường từ Cảng Tiên Sa Đà Nẵng sang Nhà máy Giấy Sunpaper Lào và ngược lại. Trong quá trình thực hiện hợp đồng hai bên đã thực hiện đúng điều khoản đã ghi trong hợp đồng và thực hiện xuất hóa đơn GTGT với mức thuế suất thuế GTGT là 0%. Việc xuất hóa đơn GTGT với mức thuế suất thuế GTGT là 0% nêu trên Doanh nghiệp chúng tôi căn cứ quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính vì xác định đã đáp ứng đủ điều kiện đối với dịch vụ vận tải quốc tế là có hợp đồng vận chuyển chặn đường quốc tế; có hóa đơn, chứng từ thanh toán qua ngân hàng; có tờ khai hải quan, tờ khai phương tiện vận tải khi qua cửa khẩu, biên bản giao nhận và thông tin phê duyệt khai báo vận chuyển.

Tuy nhiên trong thời gian này doanh nghiệp chưa được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào với lý do Công ty mới thành lập nên chưa đủ điều kiện để được cấp theo quy định tại điểm 1 Điều 8 Thông tư 88/2014/TT-BGTVT của Bộ giao thông vận tải.

Do vậy, ngày 01/08/2018 Công ty đã có ký thỏa thuận liên kết trong vận tải hàng hóa với Công ty X là doanh nghiệp đã có Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào để những xe của Công ty TNHH A được sang cửa khẩu Lao Bảo giao hàng tại Nhà máy Giấy Sunpaper Lào. Khi tiến hành qua cửa khẩu, các Thông tin cơ bản về Phương tiện đăng ký là của Công ty A về số hiệu đăng ký xe (biển số kiểm soát) và Chi tiết nhà vận tải là Công ty X. Khi phương tiện qua lại cửa khẩu giữa hai nước đều được Hải quan – Biên phòng hai nước ký, đóng dấu vào Giấy phép liên vận Việt – Lào được Lào cho từng đầu phương tiện. Từ những nội dung trình bày nêu trên Công ty chúng tôi hỏi Bộ Tài chính cho biết trường hợp vận tải quốc tế của Công ty chúng tôi có hợp đồng vận chuyển chặn đường quốc tế; có hóa đơn, chứng từ thanh toán qua ngân hàng; có tờ khai hải quan, tờ khai phương tiện vận tải khi qua cửa khẩu, biên bản giao nhận hàng, thông tin phê duyệt khai báo vận chuyển và ký thỏa thuận liên kết trong vận tải hàng hóa với công ty X là doanh nghiệp đã có Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt – Lào như đã nêu ở trên có được áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0% không? Kính mong Bộ Tài chính trả lời để Công ty thực hiện đúng các quy định của pháp luật thuế hiện hành để thực hiện khai thuế đúng quy định.

Trả lời:

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ/CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT.

+ Tại khoản 1 Điều 9 quy định về thuế suất thuế GTGT 0%:

“1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khấu trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này

c) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa…”

+ Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định điều kiện áp dụng thuế suất 0%

“…

c) Đối với vận tải quốc tế

– Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải.

– Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp.

Căn cứ các quy định trên và nội dung hỏi của công dân, trường hợp Công ty A của công dân có ký hợp đồng dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa với Công ty Y; nội dung hợp đồng là vận chuyển hàng Container chặng đường từ Cảng Tiên Sa Đà Nẵng sang nhà máy giấy Sunpaper Lào và ngược lại. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện hợp đồng này Công ty chưa được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam – Lào theo quy định của pháp luật về vận tải thì Công ty không đủ điều kiện áp dụng thuế suất 0% theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT.

Câu hỏi 39:

Một số đơn vị, cá nhân thắc mắc về khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với tiền thuê nhà cho chuyên gia nước ngoài và đề nghị được cơ quan chức năng hướng dẫn.

Trả lời:

Căn cứ theo Công văn 3888/TCT-CS:

Tại khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“Trường hợp cơ sở kinh doanh có các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác, giữ các chức vụ quản lý tại Việt Nam, hưởng lương tại Việt Nam theo hợp đồng lao động ký với cơ sở kinh doanh tại Việt Nam thì cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài này.

Trường hợp các chuyên gia nước ngoài vẫn là nhân viên của doanh nghiệp ở nước ngoài, chịu sự điều động của doanh nghiệp ở nước ngoài, được doanh nghiệp ở nước ngoài trả lương và hưởng các chế độ của doanh nghiệp ở nước ngoài trong thời gian sang Việt Nam công tác, giữa doanh nghiệp ở nước ngoài và cơ sở kinh doanh tại Việt Nam có hợp đồng bằng văn bản nêu rõ doanh nghiệp tại Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do cơ sở kinh doanh tại Việt Nam chi trả được khấu trừ.”

  Căn cứ câu trả lời của Tổng cục thuế trên, trường hợp doanh nghiệp thuê nhà cho chuyên gia nước ngoài thì số tiền thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

Câu hỏi 40:

Doanh nghiệp em mua mặt hàng lá buông tại biên giới Campuchia mua của dân cư biên giới không có Tài khoản thanh toán ngân hàng vậy khi làm tờ khai nhập khẩu có đóng thuế GTGT hàng nhập khẩu,như vậy doanh nghiệp có được khấu trừ Thuế GTGT hàng nhập khẩu đó không

Trả lời:

Căn cứ Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT”.

Căn cứ công văn số 1540/TCT-KK ngày 22/4/2015 của Tổng cục Thuế

Căn cứ quy định trên, qua nội dung câu hỏi. Công ty bạn nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài (thu mua mặt hàng lá buông của cư dân biên giới Campuchia) không có tài khoản thanh toán ngân hàng thì thuế GTGT hàng nhập khẩu bạn không được khấu trừ thuế.

Câu hỏi 41:

“Ví dụ 6: Tháng 4/2014, Công ty TNHH A góp vốn bằng máy móc, thiết bị để thành lập Công ty cổ phần B, giá trị vốn góp của Công ty TNHH A được Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn định giá là 2,5 tỷ đồng, bằng 25% số vốn của Công ty cổ phần B. Tháng 11/2014, Công ty TNHH A bán phần vốn góp tại Công ty cổ phần B cho Quỹ Đầu tư ABB với giá 4 tỷ đồng thì số tiền 4 tỷ đồng Công ty TNHH A thu được là doanh thu chuyển nhượng vốn thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.” Dựa vào VD 6 của thông tư 219/2013 thì khi bán vốn góp có phải xuất hóa đơn không?

Trả lời:

Căn cứ theo điểm d khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp không chịu thuế GTGT như sau:

d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.

Điểm 2.1 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau:

2.1. Tổ chức nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trong hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng bán giá là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

Ngoài ra, Công văn 87757/CT-TTHT của Cục thuế Thành phố Hà Nội về hóa đơn, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng vốn cũng hướng dẫn:

[…]

– Hoạt động chuyển nhượng vốn thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ. Khi xuất hóa đơn GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng vốn, công ty ghi dòng giá bán trên hóa đơn là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ theo hướng dẫn tại Điểm 2.1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

– Trường hợp Công ty phát sinh thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN theo quy định tại Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội.

[…]

Căn cứ vào quy định trên thì khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần tuy không phải nộp thuế GTGT nhưng vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT.

Câu hỏi 42:

Góp vốn bằng tài sản có phải xuất hóa đơn không?

Trả lời:

Khi góp vốn bằng tài sản sẽ không cần phải xuất hóa đơn. Cụ thể,

Theo điểm a khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong trường hợp góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để thấy rõ khi góp vốn bằng tài sản không phải xuất hóa đơn thì cần tìm hiểu hồ sơ góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp gồm những giấy tờ gì.

Khoản 13 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

[…] 13. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hóa đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua tài sản của bên góp vốn. […]

Điểm e khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

[…] e) Trường hợp góp vốn bằng tài sản của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp thì không phải lập hóa đơn mà sử dụng các chứng từ biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản, biên bản định giá tài sản kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản. […]

.

Câu hỏi 43:

Tiền lãi cho vay có phải xuất hóa đơn hay không?

Trả lời:

Căn cứ công văn 4044/CT-TTHT ngày 29/5/2014 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh.

[…] Trường hợp Công ty có tiền nhàn rỗi cho Công ty khác vay (không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên) thì khoản tiền lãi Công ty nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, khi thu tiền Công ty phải lập hóa đơn GTGT, trên hoá đơn ghi rõ thu lãi tiền vay dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch chéo. […]

Câu hỏi 44:

Công ty tôi là Chủ đầu tư dự án bất động sản có nhiều dự án đầu bất động sản nhà ở để bán ở các tỉnh, thành phố khác nhau. Theo quy định trước đây về thuế GTGT thì Công ty tôi nộp mẫu 05/GTGT vãng lai ở các tỉnh, thành phố này và sau đó bù trừ số đã nộp ở địa phương nơi có dự án Bất động sản với số phải nộp tại Trụ sở chính. Xin hỏi, theo quy định tại Nghị định số 126 năm 2020 và Thông tư số 80 năm 2021 thì hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án bất động sản nhà ở để bán sẽ kê khai trên mẫu 01/GTGT hay kê khai mẫu 05/GTGT?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC: Trường hợp Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng tại địa bàn tỉnh khác với nơi Doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì thực hiện nộp tờ khai 01/GTGT đối với hoạt động này cho CQT nơi có hoạt động chuyển nhượng BĐS.

Câu hỏi 45:

Chi phí thuế GTGT đầu ra khi tặng quà trong các chương trình nêu trên có được tính vào chi phí được trừ hay không?

Vấn đề khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá mà NH mua về xuất tặng cho CBNV hoặc khách hàng trong các chương trình khuyến mãi không đăng ký Sở Công thương (SCT) (xuất hoá đơn GTGT đầu ra chịu thuế  như bán hàng hoá dịch vụ thông thường): thuế GTGT đầu vào có được khấu trừ hay không?

Bên cạnh đó, chi phí thuế GTGT đầu ra khi tặng quà trong các chương trình nêu trên có được tính vào chi phí được trừ hay không?

Trả lời:

Trường hợp Ngân hàng thực hiện biếu, tặng hàng hóa cho CBCNV hoặc khách hàng (hàng hóa mà Ngân hàng mua vào) thì Ngân hàng thực hiện xuất hoá đơn, tính thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào của hàng hóa đó được kê khai khấu trừ.

Khi Ngân hàng đã tính thuế GTGT đầu ra của hàng hóa biếu, tặng và kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì số thuế GTGT đầu ra nêu trên không tính trừ vào chi phí khi xác định số thuế TNDN phải nộp.

Câu hỏi 46:

Công ty mua dịch vụ quảng cáo trực tuyến trên Facebook thì có được khấu trừ thuế GTGT?

Trả lời:

Căn cứ Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này…”

Từ các quy định nêu trên:

Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài (Công ty Meta) đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định tại Điều 76, Điều 77, Điều 78, Điều 79 Thông tư 80/2021/TT-BTC nêu trên thì:

Bên sử dụng dịch vụ quảng cáo trên Facebook không phải thực hiện kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài.

Về nguyên tắc, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT:

Bên sử dụng dịch vụ quảng cáo trên Facebook được khấu trừ toàn bộ nếu đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC).

Câu hỏi 47:

Kính gửi Cơ quan thuế, Hiện tôi đang làm việc tại Công ty Alpha Industires Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực đúc ép linh kiện nhựa, chúng tôi mua nguyên vật liệu là hạt nhựa về qua máy đúc ép sản xuất ra linh kiện nhựa và bán cho khách hàng. Chúng tôi có câu hỏi như sau, kính mong được Cơ quan thuế giải đáp. Chúng tôi có ký hợp đồng sản xuất và bán hàng với một số khách hàng trong khu chế xuất, do tình hình kinh tế biến động bên khách hàng cắt giảm đơn hàng, tuy nhiên nguyên vật liệu là hạt nhựa thì chúng tôi đã mua về, đã kê khai và nộp thuế cũng như khấu trừ thuế GTGT đầu vào, số nguyên vật liệu này bị tồn kho do không có đơn hàng sản xuất. Để xử lý số hạt nhựa tồn kho trên, phía khách hàng yêu cầu chúng tôi tiêu hủy số hạt nhựa này tại công ty chúng tôi, và khách hàng đồng ý bồi thường toàn bộ giá trị số nguyên vật liệu mà khách hàng yêu cầu tiêu hủy.

Vậy xin hỏi Cơ quan thuế là khi chúng tôi thu tiền bồi thường của khách hàng cho số nguyên vật liệu đem đi tiêu hủy trên, chúng tôi có phải kê khai và nộp thuế GTGT đầu ra không? Kính mong được Cơ quan thuế giải đáp, xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định.

+ Tại Điều 5 quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:

“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

Ví dụ 11: Doanh nghiệp A nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị hủy hợp đồng từ doanh nghiệp B là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp A lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền trên.

…”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty của Độc giả nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền hỗ trợ nhận được và các khoản thu tài chính khác thì Công ty lập chứng từ thu theo quy định và thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

Đề nghị Độc giả căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu với các quy định của pháp luật được trích dẫn nêu trên để thực hiện đúng theo quy định.

Câu hỏi 48:

Kính gửi các anh chị hội tư vấn Thuế Việt Nam Đầu thư kính chúc các anh chị nhiều sức khỏe và cảm ơn những giúp đỡ của các anh chị trong thời gian qua. Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang bên em có công ty con là Công ty CP Phốt Pho Apatit Việt Nam, địa chỉ tại Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai.

Hiện nay em có một số vướng mắc liên quan đến thuế GTGT của dự án đầu tư, kính nhờ các anh chị tư vấn giúp, cụ thể như sau: Công ty CP phốt pho Apatit Việt Nam thành lập từ 14/01/2013, có dự án đầu tư xây dựng “nhà máy phốt pho vàng 20.000 tấn/năm”. Mặt hàng phốt pho vàng vừa xuất khẩu, vừa bán trong nước. Đến 31/08/2018, công ty hoàn thành cơ bản về xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động, có doanh thu vào T9/2018, trong thời gian từ 01/09/2018 đến hết 31/12/2018, công ty vẫn tiếp tục hoàn thiện xây dựng các hạng mục công trình và vẫn phát sinh thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư được kê khai trên tờ khai thuế mẫu số 02/GTGT. Từ 01/07/2016, mặt hàng phốt pho vàng khi xuất khẩu là mặt hàng không chịu thuế GTGT. Do đó, thuế GTGT đầu vào của dự án là vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Về việc hạch toán thuế GTGT đầu vào của dự án, công ty đang hạch toán như sau: Toàn bộ thuế GTGT đầu vào từ 14/01/2013-31/12/2018 được kê khai trên tờ khai thuế mẫu số 02/GTGT của dự án đầu tư. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ từ 14/01/2013-31/08/2018 được phân bổ theo phương án sản xuất kinh của công ty theo Khoản 4 Điều 14 Thông tư 219/2013. Từ tháng 9/2018, công ty có doanh thu từ việc bán phốt pho vàng trong nước và xuất khẩu, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ từ 01/09/2018-31/12/2018 được phân bổ theo doanh thu thực tế của công ty theo Khoản 2 điều 14 Thông tư 219/2013. Toàn bộ phần thuế GTGT đầu vào của dự án không được khấu trừ hạch toán tăng tài sản của công ty. Vậy, em xin hỏi em hạch toán và phân bổ thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư như trên có đúng không? Hay toàn bộ thuế GTGT của dự án đầu tư phát sinh từ 14/01/2013-31/12/2018 đều phân bổ theo phương án sản xuất kinh doanh? Rất mong nhận được sự trợ giúp từ Quý hội. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Hội tư vấn thuế trả lời như sau: Căn cứ quy định tại điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT: “c) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, vừa đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản được tạm khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo phương án sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Số thuế tạm khấu trừ được điều chỉnh theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bán ra trong ba năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu”. Theo quy định nêu trên và theo trình bày của bạn, trường hợp của công ty bạn thì toàn bộ thuế GTGT của dự án đầu tư phát sinh từ 14/01/2013-31/12/2018 đều phân bổ theo phương án sản xuất kinh doanh và số thuế tạm khấu trừ được điều chỉnh theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bán ra trong ba năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu. Trên đây là ý kiến của Hội tư vấn thuế, nếu còn vướng mắc đề nghị bạn nên có văn bản gửi cơ quan thuế để được hướng dẫn tránh rủi ro khi quyết toán thuế.

Câu hỏi 49:

Kính gửi Quý hội, Tôi có một câu hỏi liên quan đến thuế GTGT như sau: Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, năm 2016 Công ty tôi có mua một lô sắt xây dựng trị giá 5 tỷ đồng (đã bao gồm 10% thuế GTGT) và đã đưa toàn bộ vào công trình. Đến ngày 30/09/2020 Bên bán đồng ý xóa toàn bộ công nợ trị giá 5 tỷ đồng trên (với lý do chia sẻ khó khăn do ảnh hưởng của dịch covid 19), căn cứ vào Biên bản làm việc và biên bản đối chiếu công nợ chúng tôi đã ghi nhận toàn bộ số tiền 5 tỷ đồng trên vào thu nhập khác. Quý hội cho tôi hỏi trong trường hợp này số thuế GTGT tương ứng với số hàng 5 tỷ đồng trên chúng tôi phải kê khai giảm số thuế được khấu trừ không (vì năm 2016 khi mua lo hàng này căn cứ vào hóa đơn chúng tôi đã kê khai khấu trừ, đến nay do được xóa nợ nên chúng tôi không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng). Trân trọng cảm ơn Quý hội!

Trả lời:

Hội tư vấn thuế trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại điểm 3C Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Sau khi cơ sở kinh doanh đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ tương ứng với giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, cơ sở kinh doanh mới có được chứng từ chứng minh việc thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh được khai bổ sung”.

Theo quy định nêu trên, trường hợp thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Trên đây là ý kiến của Hội tư vấn thuế, nếu còn vướng mắc đề nghị bạn có văn bản gửi cơ quan thuế để được hướng dẫn thực hiện.

Câu hỏi 50:

Kính gửi ban tư vấn của hội Tư Vấn Thuế Việt Nam

Câu 1: Câu hỏi liên quan đến hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa xuất khẩu. Theo điều 2 thông tư 25/2018/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính) có quy định như sau:

“4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

a) sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp khai theo tháng), quý (đối với trường hợp khai theo quý) hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

c) quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản thuế các văn bản hướng dẫn thi hành.”

Đồng thời theo điều 16 thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về điều kiện hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu như sau: Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp hướng dẫn Điều 17 Thông tư này) để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục nêu tại khoản 2 Điều 9 và khoản 1 Điều 15 Thông tư này, cụ thể như sau:

1. Hợp đồng bán hàng hóa , gia công hàng hóa

2. Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu

3. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng

4. Hóa đơn thương mại.

Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải

=) Công ty chúng tôi thực hiện gia công hàng nhập khẩu về sau đó xuất khẩu, hiện số thuế đầu vào chưa được khấu trừ đã trên 300 triệu, chúng tôi đảm bảo đủ các điều kiện để được hoàn thuế và hiện đang ước tính thuế được hoàn, tuy hiên hàng tồn kho và công nợ trong giai đoạn hoàn thuế chúng tôi vẫn còn nhiều, vậy cho hỏi phần GTGT đầu vào tương ứng đối với hàng tồn kho và công nợ chưa thanh toán trong giai đoạn đề nghị hoàn thuế chúng tôi có được hoàn hay không? Có công văn gì quy định về điều trên không?Mong sớm nhận được phản hồi từ hội. Tôi xin cảm ơn.

Câu 2: Câu hỏi liên quan đến góp vốn: Hiện công ty chúng tôi có mua dây chuyền sản xuất từ nước ngoài về với giá trị khoảng 86 tỷ, bên phía nhà cung cấp muốn chuyển phần công nợ này thành góp vốn vào công ty tôi, điều này có được hay không? Nếu được thì chúng tôi phải làm thủ tục, hồ sơ gì cũng như cần phải lưu lại chứng từ gì? Có cần xuất hóa đơn hay không? (Tất cả điều này được quy định trong văn bản pháp luật nào) Cũng với câu hỏi trên nếu chuyển phần công nợ thành góp vốn thì có được coi là một hình thức thanh toán qua ngân hàng không, văn bản pháp luật nào quy định? Mong nhận được phản hồi sớm từ hội Xin cảm ơn!

Trả lời:

Hội tư vấn thuế trả lời như sau:

1/. Hoàn thuế GTGT: – Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT như sau:

+ Tại Điều 16 quy định về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

“Điều 16. Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp hướng dẫn Điều 17 Thông tư này) để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục nêu tại khoản 2 Điều 9 và khoản 1 Điều 15 Thông tư này, cụ thể như sau:

1. Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu là hợp đồng ủy thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác xuất khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu có ghi rõ: số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng ủy thác đã xuất khẩu; số, ngày hợp đồng xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu ký với nước ngoài; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên nhận ủy thác xuất khẩu; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận ủy thác xuất khẩu thanh toán cho bên ủy thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bên nhận ủy thác xuất khẩu.

2. Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ; cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hóa thông thường.

+ Tại Điều 17 quy định:

“…Các trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hóa được coi như xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này nếu đã có xác nhận của cơ quan Hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với từng trường hợp cụ thể thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Riêng đối với trường hợp hàng hóa gia công chuyển tiếp và hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa. Đối với cơ sở kinh doanh có dịch vụ xuất khẩu nếu không đáp ứng điều kiện về thanh toán qua ngân hàng hoặc được coi như thanh toán qua ngân hàng thì không được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế đầu vào.”

– Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 31/2013/QH13 thì:

“3. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.”

– Căn cứ tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng quy định về hoàn thuế GTGT:

“3. Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo; trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.”

– Căn cứ Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính) như sau:

“4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thúê giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Căn cứ các quy định trên và trình bày của bạn, Hội tư vấn thuế trả lời theo nguyên tắc như sau:

Trường hợp Công ty trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng)/quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa xuất khẩu theo đúng quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu và đã được cơ quan Hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục xuất khẩu; có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu từ 300 triệu đồng trở lên nếu đáp ứng các điều kiện về hồ sơ và thủ tục theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng/quý theo quy định tại Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trường hợp trong tháng/quý, công ty có số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hoạt động xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng/quý tiếp theo.

(Không có quy định về hàng tồn kho và công nợ lớn thì không được hoàn thuế)

2/. Về góp vốn: Theo quy định tại Điều 26, Luật Đầu tư năm 2014: “1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.”

Còn đối với thủ tục hải quan đối với dàn máy móc, theo quy định tại Khoản 1, Điều 21 về Thủ tục Hải quan trong Luật Hải quan năm 2014 thì: ” Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:

a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;

b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Điều 24. Hồ sơ hải quan

1. Hồ sơ hải quan gồm:

a) Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;

b) Chứng từ có liên quan.

Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

3. Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan”.

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC:

“4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

a) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ mua vào với hàng hoá, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.

b) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ”.

Theo quy định nêu trên thì: Trường hợp nhà cung cấp được  quyền chuyển phần công nợ này thành góp vốn vào công ty theo quy định của pháp luật, thủ tục, hồ sơ chứng từ theo quy định nêu trên.

Cũng theo quy định trên thì chuyển phần công nợ thành góp vốn được coi là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hội tư vấn thuế , nếu bạn còn vướng mắc đề nghị bạn có văn bản gửi cơ quan thuế để được hướng dẫn thực hiện.

Câu hỏi 51:

Kính gửi Bộ Tài Chính Tôi có câu hỏi muốn nhờ được giải đáp như sau: Theo Điều 10, Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC; Theo điểm c khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính quy định về việc thanh toán hàng hóa trả chậm; Năm 2020, 2021 Công ty chúng tôi có các hoá đơn quá hạn thanh toán trên hợp đồng, qua năm 2022 chúng tôi đã thanh toán hết những hoá đơn đó bằng chứng từ thanh toán qua ngân hàng, Công ty chúng tôi có phải làm Phụ lục gia hạn thời gian thanh toán trên hợp đồng đến năm 2022 mới được tính thuế GTGT khấu trừ hay chỉ cần thoả thuận qua điện thoại với đối tác. Kính mong Bộ Tài Chính hướng dẫn cho Công ty chúng tôi để làm đúng theo các Thông tư đã ban hành. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

– Căn cứ khoản 10, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016) sửa đổi, bổ sung Điều 15, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

“1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).

c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ). …”.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, Cục Thuế tỉnh Bình Dương trả lời theo nguyên tắc như sau:

Trường hợp Công ty mua hàng hóa để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức trả chậm được quy định trong hợp đồng mua bán ký với khách hàng có giá trị trên hai mươi triệu đồng, nếu Công ty chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì Công ty vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa nêu trên.

Đến thời hạn thanh toán ghi trong hợp đồng Công ty vẫn chưa thanh toán cho khách hàng nên chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì Công ty chưa phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã kê khai khấu trừ. Khi thanh toán thực tế, nếu Công ty không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng (thanh toán bằng tiền mặt) thì hóa đơn mua vào đã kê khai không đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Công ty phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ tương ứng với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán thực tế.

Việc lựa chọn hình thức gia hạn thời gian trả chậm theo hợp đồng mua bán đã ký giữa hai bên không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế. Đề nghị độc giả căn cứ hướng dẫn nêu trên, đối chiếu với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại đơn vị để thực hiện theo đúng quy định.

.

Câu hỏi 52: Kính gửi Bộ tài Chính và Tổng cục thuế. Công ty chúng tôi có phát sinh xuất khẩu ra Hàn Quốc hàng mẫu không thu tiền (giá trị dưới 10 triệu đồng, cụ thể là 380USD). Chúng tôi có làm chứng từ xuất khẩu đầy đủ ( Packing list, non commercial invoice, tờ khai xuất khẩu loại hình E62, trên tờ khai có ghi chú là xuất hàng mẫu không thu tiền). Theo quy định, Công ty phải xuất hóa đơn bán ra. Theo khoản 5 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho. Còn theo khoản 1 điều 9 thì Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Hỏi. Vậy trường hợp Xuất khẩu hàng mẫu không thu tiền, Chúng tôi phải xuất thuế suất 0% hay 10%. Kính mong được hướng dẫn. Xin cảm ơn.

Trả lời:

– Căn cứ Điều 92 Luật thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội ngày 14/6/2005 quy định:

“Điều 92. Các hình thức khuyến mại

1. Đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.

9. Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.”

– Căn cứ Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại

+ Tại Chương II, Mục 2 quy định về các hình thức khuyến mại:

“Điều 8. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền

1. Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường.

2. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào.

…”

Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

+ Tại Khoản 1, Điều 4 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT.

+ Tại khoản 5 Điều 7 hướng dẫn giá tính thuế đối với sản phẩm khuyến mại như sau:

“5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.

Một số hình thức khuyến mại cụ thể được thực hiện như sau:

a) Đối với hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền thì giá tính thuế đối với hàng mẫu, dịch vụ mẫu được xác định bằng 0.

…”

+ Tại Điều 9 hướng dẫn thuế suất 0%:

“Điều 9. Thuế suất 0%

1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

– Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;

2.Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu:

– Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;

– Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

– Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

…”

Căn cứ vào các quy định trên và theo trình bày tại công văn hỏi, Cục Thuế tỉnh Bình Dương hướng dẫn về nguyên tắc như sau:

Trường hợp nếu Công ty có thực hiện chương trình khuyến mại không thu tiền của khách hàng, thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì khi xuất hàng Công ty phải lập hóa đơn trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng hóa xuất khuyến mại, làm hàng mẫu…, giá tính thuế được xác định bằng không (0).

Trường hợp nếu Công ty có thực hiện chương trình khuyến mại không thu tiền của khách hàng, không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì khi xuất hàng Công ty phải lập hóa đơn kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và Khoản 5, Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Trường hợp Công ty xuất khẩu hàng mẫu ra nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện về hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 0%.

Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và đối chiếu với quy định tại các văn bản pháp luật để áp dụng thực hiện theo quy định.

Câu hỏi 53:

Kính gửi Bộ Tài chính. Trong năm 2019, Công ty tôi có mua hàng hóa dịch vụ không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể là hóa đơn phòng nghỉ và vé máy bay phục vụ cá nhân đi khám bệnh.

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 thì số tiền thuế GTGT của các số hóa đơn trên là 1.432.028 đồng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Theo khoản 9 Điều 14 Thông tư 2019/2013/TT-BTC: “9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.” thì số thuế GTGT không được khấu trừ 1.432.028 đồng được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN , tôi hiểu như vậy có đúng không?

Công ty thực hiện tính nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và các số hóa đơn trên đều đáp ứng đúng điều kiện về thanh toán không dùng tiền mặt. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ tại Khoản 1 và 9, Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 và Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.31. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

“Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”

Theo đó, khoản chi cho người lao động đi khám chữa bệnh được tính vào chi phí được trừ nếu đảm bảo các điều kiện:

+ Tổng số tiền chi phúc lợi cho người lao động không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

+ Trên chứng từ thanh toán, phiếu chi phải có chữ ký của người lao động và các chứng từ liên quan về khoản chi đó.

Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp công ty có mua hàng hóa, dịch vụ không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Đối với khoản chi thanh toán cho cá nhân đi khám chữa bệnh nếu đảm bảo điều kiện nêu trên, được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Câu hỏi 54:

Câu hỏi: TT số 19/2021/TT-BTC ngày 18 tháng 03 năm 2021 tại điều 8 mục 1 phần b.2 có nêu: “Đối với hồ sơ khai thuế (trừ các hồ sơ khai thuế thuộc trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế, thông báo nộp thuế theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP): là ngày hệ thống của cơ quan thuế nhận được hồ sơ và được ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế (theo mẫu số 01-1/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này) nếu hồ sơ khai thuế được cơ quan thuế chấp nhận tại Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế (theo mẫu số 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này). Riêng đối với hồ sơ khai thuế có bao gồm tài liệu kèm theo được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính: Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ khai thuế được tính theo ngày người nộp thuế hoàn thành việc nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định.” Vì vậy Công ty chúng tôi hiểu rằng:

1) Ngày tờ khai được nộp trên hệ thống điện từ và được ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế (theo mẫu số 01-1/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này) là ngày căn cứ để xác định Công ty chúng tôi nộp có đúng hạn theo quy định hay không.

2) Nếu hồ sơ khai thuế được cơ quan thuế chấp nhận tại Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế (theo mẫu số 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này) là căn cứ để xác định hồ sơ khai thuế có được chấp nhận hay chưa và nếu chưa được chấp nhận thì Công ty chúng tôi phải nộp lại chứ không làm căn cứ để xác định Công ty chúng tôi nộp có đúng hạn theo quy định hay không.

*** Và sau đây là trường hợp thực tế: Tờ khai 01/GTGT của quý 1/2022 thì hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 04/2022. Công ty chúng tôi đã nộp tờ khai và có nhận được thông báo tiếp nhận hồ sơ khai thuế mẫu số: 01-01/TB-TĐT vào ngày 28/04/2022. Như vậy trường hợp này Công ty chúng tôi có vi phạm là nộp trễ tờ khai số 01/GTGT của quý 1/2022 hay không? Đề nghị Chi cục thuế Quận Tân Bình hỗ trợ giải đáp để Công ty chúng tôi được biết và thực hiện đúng quy định nhằm sớm hoàn tất giải thể. Rất mong nhận được sự hỗ trợ giải đáp từ Chi Cục Thuế Quận Tân Bình. Công ty chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Trân trọng!

Trả lời:

Căn cứ Thông tư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế:

“Điều 8. Cách xác định thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp thuế điện tử của người nộp thuế và thời gian cơ quan thuế gửi thông báo, quyết định, văn bản cho người nộp thuế

1. Thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử, nộp thuế điện tử

…b) Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử được xác định như sau:

…b.2) Đối với hồ sơ khai thuế (trừ các hồ sơ khai thuế thuộc trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế, thông báo nộp thuế theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP: là ngày hệ thống của cơ quan thuế nhận được hồ sơ và được ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế (theo mẫu số 01-1/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này) nếu hồ sơ khai thuế được cơ quan thuế chấp nhận tại Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế điện tử của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế (theo mẫu số 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư này).

Riêng đối với hồ sơ khai thuế có bao gồm tài liệu kèm theo được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính: Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ khai thuế được tính theo ngày người nộp thuế hoàn thành việc nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định.

…b.4) Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử nêu tại khoản này là căn cứ để cơ quan thuế xác định thời gian nộp hồ sơ thuế; tính thời gian chậm nộp hồ sơ thuế hoặc tính thời gian để giải quyết hồ sơ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định tại Thông tư này.”

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, thời điểm xác nhận nộp hồ sơ khai thuế điện tử là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử (mẫu số 01-1/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BTC) nếu hồ sơ khai thuế được cơ quan thuế chấp nhận tại Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế điện tử (mẫu số 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BTC).

Câu hỏi 55:

Công ty tôi ở Hà Nội và Công ty A ở TP. HCM cùng thuộc tập đoàn ký 1 thỏa thuận chi hộ. Theo đó, Công ty A thay mặt Công ty tôi ký kết hợp đồng và thanh toán cho các bên tư vấn về các khoản phí dịch vụ phát sinh trong giai đoạn tiền xây dựng dự án. Sau khi hoàn thành dịch vụ và bàn giao, các bên tư vấn đã xuất hóa đơn cho Công ty A, và Công ty A đã thực hiện chuyển khoản thanh toán thay cho Công ty tôi tất cả các khoản phí dịch vụ này.

Cho tôi hỏi, Công ty A xuất hóa đơn GTGT lại cho Công ty tôi với các mức thuế suất như trong các trường hợp dưới đây là đúng hay sai? Nếu sai thì phải xuất hóa đơn với mức thuế suất như thế nào cho đúng? Tháng 1 và tháng 2/2022, bên tư vấn B có trụ sở tại Singapore xuất 2 hóa đơn không có thuế, lần lượt cho tiền phí tư vấn thiết kế kiến trúc đợt 1 và đợt 2 cho Công ty A. Công ty A đã thanh toán chuyển khoản cho bên tư vấn B và thực hiện nộp thuế nhà thầu nước ngoài thay công ty tôi. Tháng 3/2022, Công ty A xuất hóa đơn GTGT lại cho Công ty tôi cả tiền phí tư vấn thiết kế đợt 1, đợt 2 và thuế nhà thầu nước ngoài với thuế suất 0%. Tháng 1/2022, bên tư vấn C có trụ sở ở Việt Nam xuất hóa đơn GTGT thuế suất 10%, tiền phí tư vấn dự án cho Công ty A. Tháng 3/2022, Công ty A xuất hóa đơn GTGT lại cho Công ty tôi tiền phí tư vấn dự án với thuế suất 10%. Tháng 2/2022, bên tư vấn D có trụ sở ở Việt Nam xuất hóa đơn GTGT thuế suất 8%, tiền phí tư vấn thương hiệu cho Công ty A. Tháng 3/2022, Công ty A xuất hóa đơn GTGT lại cho Công ty tôi tiền phí tư vấn thương hiệu với thuế suất 8%.

Trả lời:

Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:

+ Tại Điều 4 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

…”

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định.

+ Tại Điểm d Khoản 7 Điều 5 quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:

.

“d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh”

+ Tại Điều 9 quy định về thuế suất 0%.

+ Tại Điều 10 quy định về thuế suất 5%.

+ Tại Điều 11 quy định về thuế suất 10% .

Căn cứ Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội:

+ Tại Điều 1 quy định về giảm thuế giá trị gia tăng.

+ Tại Điều 3 quy định hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện:

“1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022…”

Căn cứ Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty A thay mặt Công ty của Độc giả ký kết hợp đồng thanh toán các khoản phí dịch vụ phát sinh theo đúng quy định pháp luật là các khoản thu hộ, chi hộ và trường hợp nhà cung cấp lập hóa đơn, ghi tên và mã số thuế của Công ty Độc giả thì khi thu lại số tiền chi hộ, Công ty A không phải xuất hóa đơn GTGT, không phải kê khai, nộp thuế với các khoản thu hộ, chi hộ mà chỉ lập chứng từ thu, chi theo quy định tại Điểm d Khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính; trường hợp nhà cung cấp đã lập hóa đơn ghi tên, mã số thuế của Công ty A thì khi thu lại tiền, Công ty A phải lập hóa đơn GTGT, tính thuế GTGT theo quy định.

Về thuế suất thuế GTGT, đề nghị Công ty căn cứ hợp đồng dịch vụ thực tế phát sinh để xác định mức thuế suất thuế GTGT theo hướng dẫn tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2015 và Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Câu hỏi 56:

Công ty tôi bán các mặt hàng như phân bón hữu cơ, các chế phẩm hữu cơ, chế phẩm sinh học có tác dụng như: Đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng, gia tăng nhanh chóng sinh khối cho cây rau ăn lá (thành phần: Axit Fulvic, 20 Axit Amin, Hợp chất cao năng lượng, vi lượng thiết yếu) ; Tăng năng suất chất lượng nông sản( Thành phần: Axitamin, Canxi, Bo, Fe, Cu, Mn, Zn, Mo,…); Làm to củ, chắc củ, bóng củ, tăng trọng lượng, tăng chất lượng (Thành phần: Cacbonhydrate C3~C6 manitol,sorbitol… , axit glutamic, axit polyaspartic,Vitamin A, Vitamin B2, B6, B12,Vitamin pp,…); Bảo vệ cây trồng khỏi vi khuẩn và nấm bệnh gây hại (Thành phần: Nano Cu: 30.000ppm); Tăng độ ngọt trong trái cây (Thành phần: Organic Carbon 400g/lít; pH: 6.0).

Theo như tôi tìm hiểu Theo quy định tại khoản 3a Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) thì phân bón hữu cơ thuộc ” ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT”, và Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) thì các mặt hàng chế phẩm sinh học của công ty tôi thuộc “ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ SUẤT 5%” có đúng không? Các loại thuế suất này có thay đổi khi doanh nghiệp tôi bán cho doanh nghiệp thương mại hay cho 1 cá nhân, hộ kinh doanh khác không? Kính mong sớm nhận được phản hồi từ Quý cơ quản để doanh nghiệp biết và thực hiện. Trân trọng!

Trả lời:

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT):

+ Tại Điều 4 hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT:

+ Tại Điều 10 hướng dẫn về thuế suất 5%:

+ Tại Điều 11 hướng dẫn về thuế suất 10%:

“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

…”

Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT- BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

+ Tại Khoản 2 Điều 1 bổ sung khoản 3a vào Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“2. Bổ sung khoản 3a vào Điều 4 như sau:

“3a. Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác;…”

+ Tại Khoản 6 Điều 1 sửa đổi khoản 2 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về thuế suất 5%:

“6. Sửa đổi khoản 2 Điều 10 như sau:

“2. Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng bao gồm:

a) Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh;

b) Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;

c) Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.”

…”

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty của Độc giả cung cấp các sản phẩm là phân bón theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp Công ty của Độc giả cung cấp các sản phẩm là thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác, các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính thì thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5%. Mức thuế suất thuế GTGT 5% được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Câu hỏi 57:

Kính gửi: Bộ tài chính Công ty tôi chuyên gia công biển hiệu, pano quảng cáo và in ấn tài liệu.Theo Nghị định 15/2022/nđ-cp về việc miễn giảm thuế, ngành nghề kinh doanh của công ty không thuộc Phụ lục loại trừ. Nhưng nguyên vật liệu đầu vào lại có những mặt hàng không được giảm như thép, mực in, đèn..Thành phẩm giao cho khách hàng là bảng hiệu, pano, tài liệu in nên đầu ra chúng tôi không tách riêng thép, mực in được. Như vậy, với trường hợp này, công ty tôi sẽ xuất hóa đơn theo thuế suất 10% hay 8%. Mong Bộ tài chính xem xét và hướng dẫn. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội quy định:

“Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng

2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng

a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trình tự, thủ tục thực hiện

a) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, khi lập hóa đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

4. Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.

…”

Căn cứ quy định trên: Trường hợp Công ty của độc giả tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ được giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ thì lập hóa đơn GTGT riêng cho hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “8%”; tiền thuế GTGT; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp Công ty của độc giả không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT thì không được giảm thuế GTGT.

Cục Thuế trả lời cho độc giả được biết để thực hiện theo đúng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này. Nếu có vấn đề chưa rõ đề nghị độc giả liên hệ Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế – Cục Thuế Thừa Thiên Huế, 64 Tố Hữu thành phố Huế, điện thoại 0234.3829000 để được hướng dẫn thêm./.

Câu hỏi 58:

Đơn vị tư vấn thuế của Công ty chúng tôi đang yêu cầu Công ty chúng tôi điều chỉnh giảm tiền thuế GTGT được khấu trừ của một số hóa đơn MUA HÀNG TRẢ CHẬM CÓ GIÁ TRỊ TRÊN 20 TRIỆU ĐỒNG NHƯNG KHÔNG CÓ HỢP ĐỒNG KINH TẾ ĐI KÈM, cụ thể:

– Hóa đơn đã có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định

– Hóa đơn chưa thực hiện thanh toán do chưa đến hạn thanh toán Lý do đơn vị tư vấn đưa ra: Đối với hóa đơn mua hàng trả chậm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên bắt buộc phải có Hợp đồng bằng văn bản đi kèm để đủ điều kiện được khấu trừ thuế GTGT theo quy định tại Khoản 10, Điều 1 Thông tư số 26.2015.TT-BTC ngày 27/2/2015

Tuy nhiên, theo cách hiểu của bộ phận kế toán công ty, điều kiện được khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định tại là:

– Có hóa đơn GTGT hợp pháp

– Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định Vậy xin quý cơ quan cho công ty chúng tôi được biết, yêu cầu điều chỉnh giảm tiền thuế GTGT được khấu trừ của đơn vị tư vấn thuế cho công ty chúng tôi có đúng với quy định của pháp luật hay không? Trân trọng cám ơn!

Trả lời:

– Căn cứ khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính như sau:

“10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/201 TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giả đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là…

c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoả đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giả trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cự sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GIGA đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).”

– Căn cứ Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi theo Thông tư 119/2014TT-BTC ngày 25/8/2014, 151/2014 TT-BTC ngày 10/10/2014, 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015).

Căn cứ các quy định trên, điều kiện để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/215 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi bổ sung.

(nếu có).

Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định tại Điểm c khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC nêu trên.

Đề nghị độc giả căn cứ tình hình thực tế đối chiếu với các quy định có liên quan để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, độc giả liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị để được hướng dẫn cụ thể.

Câu hỏi 59:

Tôi đang làm việc tại Công Ty TNHH Homebase Management Vietnam. Công ty được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0316086807.

Nay, trong quá trình hoạt động kinh doanh và dựa trên quy định pháp luật hiện hành, Công ty gặp một số vướng mắc về việc tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với việc chuyển nhượng bất động sản như sau:

Công ty là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản, mua một số căn hộ chung cư từ cá nhân. Nay, Công ty mong muốn bán các bất động sản này nhưng đang gặp vướng mắc về việc xác định thuế giá trị gia tăng cho các bất động sản này:

– Theo Khoản 10 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế giá trị gia tăng được tính theo công thức sau:

Trong đó, giá đất được trừ để tính thuế GTGT đối với hoạt động mua bán căn hộ chung cư được xác định theo Điểm a.7 Khoản 10 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

“Trường hợp xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư để bán thì giá đất được trừ tính cho 1m2 nhà để bán được xác định bằng giá đất được trừ theo quy định từ điểm a.1 đến a.6 nêu trên chia (:) số m2 sàn xây dựng không bao gồm diện tích dùng chung như hành lang, cầu thang, tầng hầm, công trình xây dựng dưới mặt đất”

Cụ thể, giá đất được trừ sẽ được tính theo quy định tại Điểm a.4 Khoản 10 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

“Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng (nếu có); cơ sở kinh doanh không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của cơ sở hạ tầng đã tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế GTGT.”

Như vậy, theo Thông tư 219/2013/TT-BTC Công ty cần xác định giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng để tính giá đất được trừ để xác định giá tính thuế GTGT.

Tuy nhiên, Công ty không phải là bên phát triển bất động sản, nên không có dữ liệu về giá đất mà chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà nước; diện tích sàn xây dựng của toàn bộ khu chung cư; diện tích sử dụng chung trong chung cư.

Cho tôi hỏi, giá đất được trừ để tính giá tính thuế GTGT được xác định như thế nào khi chủ đầu tư chưa xác định giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm chuyển nhượng?

Giá đất được trừ để tính giá tính thuế GTGT được xác định như thế nào khi Công ty không có đủ dữ liệu để tính giá đất được trừ theo hướng dẫn tại Thông tư 219/2013/TT-BTC như trên?

Công ty có được sử dụng bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng để xác định giá đất được trừ khi xác định giá tính thuế GTGT đối với căn hộ chung cư không? Nếu có thì áp dụng hệ số như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định:

+Tại Khoản 6, Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

“6. Chuyển quyền sử dụng đất. D

+ Tại Khoản 10, Điều 7 quy định giá tính thuế GTGT:

“10. Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giả tính thuế là giả chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giả đất được trừ để tính thuế GTGT.

a) Giá đất được trừ để tính thuế GTGT được quy định cụ thể như sau:

a.4) Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân thì giả đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị cơ sở hạ tầng (nếu có); cơ sở kinh doanh không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của cơ sở hạ tầng đã tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế GTGT.

Nếu giả đất được trừ không bao gồm giá trị cơ sở hạ tầng thì cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của cơ sở hạ tầng chưa tính trong giá trị quyền sử dụng đất được trừ không chịu thuế giá trị gia tăng

Trường hợp không xác định được giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm ký hợp đồng nhận chuyển nhượng.

a 7) Trưởng họp xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư để bản thì giá đất được trừ tĩnh cho 1m2 nhà để bản được xác định bằng giả đất được trả theo quy định từ điểm ai đến 0.6 nêu trên chia (:) số m2 sàn xây dựng không bao gồm diện tích dùng chung như hành lang, cầu thang, tầng hầm, công trình xây dựng dưới mặt đất.

Căn cứ Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/01/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định về giả các loại đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2024:

Căn cứ Hướng dẫn số 4114/HDLCQ-STNMT-STC-SXD-CT ngày 28/05/2020 về việc áp dụng bảng giá các loại đất ban hành kèm theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND do Sở Tài nguyên và Môi trường – Sở Tài chính – Sở Xây dựng – Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Căn cứ các quy định trên, trường hợp doanh nghiệp nhận chuyển nhượng bất động sản từ cả nhân và việc chuyển nhượng phù hợp với quy định của pháp luật, nếu không xác định được giá đất tại thời điểm nhận chuyển nhượng thì khi doanh nghiệp chuyển nhượng bất động sản, giá đất được trừ để tính thuế GTGT là giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy định tại thời điểm ký hợp đồng nhận chuyển nhượng. Đề nghị doanh nghiệp căn cứ các quy định nêu trên để xác định giá đất được trừ khi tính thuế GTGT.

Chi cục Thuế Quận 1 thông báo đến Ông/Bà Nguyễn Châu biết và đề nghị người nộp thuế căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu với các quy định của pháp luật để thực hiện theo đúng quy định. Nếu còn nội dung nào chưa rõ, đề nghị Ông/Bà Nguyễn Châu liên hệ trực tiếp với Chi cục Thuế Quận 1 (Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế) để được hướng dẫn.

Câu hỏi 60:

Kính chào Quý Bộ Công ty chúng tôi là Công ty CP Vatech Việt, mã số thuế 0107974929, địa chỉ tại Tầng 2 Tòa nhà Ecolife Tây Hồ, Xuân La, Tây Hồ, HN. Công ty chúng tôi có 1 website thương mại điện tử, để kinh doanh dịch vụ THIẾT KẾ SẢN PHẨM NHA KHOA, cụ thể là thiết kế răng giả. Khách hàng có thể vào đó gửi yêu cầu, sau đó chúng tôi gửi thiết kế cho khách, rồi khách thanh toán qua Paypal. Xin hỏi Quý Bộ trường hợp này chúng tôi có thể áp mức thuế suất thuế GTGT 0% đối với những khách hàng nước ngoài không? Nếu có thì cần thủ tục, hồ sơ gì? Vì khách hàng mua online như thế này sẽ không thể ký hợp đồng được. Và hình thức thanh toán của họ như vậy có được coi là thanh toán qua ngân hàng không ạ? Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định.

+ Tại Khoản 1 Điều 9 quy định về Thuế suất 0%

“1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. – Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, bán, cung ứng cho chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

– Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;

– (…);

– Hàng hóa bản mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;

(…).

b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; (…)

Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn việc cung ứng dịch vụ, (…)

Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, (…).

– Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.

(…).

đ) Các hàng hóa, dịch vụ khác.

– Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;

– (…).

+ Tại khoản 2 Điều 9 quy định điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:

“a) Đối với hàng hóa xuất khẩu

– Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu:

– Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

– Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

Riêng đối với trường hợp hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam, cơ sở kinh doanh (bên bán) phải có tài liệu chứng minh việc giao nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam như: hợp đồng mua hàng hóa kỳ với bên bản hàng hóa ở nước ngoài, hợp đồng bán hàng hóa ký với bên mua hàng; chứng từ chứng minh hàng hóa được giao, nhận ở ngoài Việt Nam như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xử…; chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm: chứng từ qua ngân hàng của cơ sở kinh doanh thanh toán cho bên bán hàng hóa ở nước ngoài; chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua hàng hóa thanh toán cho cơ sở kinh doanh.

(…).

b) Đối với dịch vụ xuất khẩu:

– Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

– Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

…”

Căn cứ Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tin về thực

+ Tại khoản 2 điều 1 sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 219/2013 TT BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về các trường hợp không áp dụng thức thuế suất 0% như sau:

“2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 như sau:

3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:

– (…);

– Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:

+ (…);

+ Dịch vụ thanh toán qua mạng;

+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.”

Công ty CP Vatech Việt kinh doanh dịch vụ thiết kế sản phẩm nha khoa cung cấp cho khách hàng trong đó có khách hàng nước ngoài. Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; hàng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Công ty xuất khẩu, hằng hỏa dịch vụ ra nước ngoài để áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Đối với dịch vụ cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thanh toán qua mạng không áp dụng thuế suất 0% theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.

Câu hỏi 61:

Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá A-Z Việt Nam Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Việt Anh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở chính: Căn hộ số 17 – Dãy A – Lô số 1, Khu đô thị mới Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Điện thoại: 0975.482.464 Mã số thuế: 0107302099. Trong quá trình hoạt động, Công ty chúng tôi gặp tình huống vướng mắc như sau rất mong được Quý Bộ hướng dẫn: Chủ tàu nước ngoài sở hữu tàu biển, thuê Công ty vận tải biển của Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Công ty“) quản lý tàu trên các chặng vận chuyển hàng hóa (chủ yếu là vận chuyển hàng hóa theo chiều từ nước ngoài ra nước ngoài). Hình thức quản lý tàu cụ thể như sau: Thuyền viên trên tàu là lao động của Công ty. Công ty tự chi trả tiền lương cho thuyền viên và các chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ như vật tư, dầu nhờn,… Trong đó, các chi phí vật tư, dầu nhờn… được Công ty mua của nhà cung cấp ở Việt Nam và có hóa đơn GTGT đầu vào. Chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền dầu chạy máy do chủ tàu nước ngoài chi trả. Công ty được hưởng doanh thu do chủ tàu nước ngoài trả gọi là “phí quản lý tàu”. Công ty đang xuất hóa đơn GTGT thuế suất 0% đối với khoản doanh thu này.

Vậy thì: Khoản doanh thu “phí quản lý tàu“ có được coi là doanh thu xuất khẩu không và thuế GTGT đầu vào của các khoản vật tư, dầu nhờn…do Công ty mua của các nhà cung cấp tại Việt Nam có đủ điều kiện được hoàn thuế GTGT không? Công ty chúng tôi rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ Quý Bộ. Trân trọng cảm ơn.

Trả lời:

– Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng:

+ Tại Điều 9 quy định thuế suất 0%:

“1. Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bản, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:

b) Đối với dịch vụ xuất khẩu:

– Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan

– Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

Riêng đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cả nhân nước ngoài, để được áp dụng thuế suất 0%, ngoài các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên, tàu bay, tàu biển đưa vào Việt Nam phải làm thủ tục nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì phải làm thủ tục xuất khẩu…”

+ Tại Điều 16 quy định điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

– Căn cứ Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính quy định:

+ Tại Khoản 7 Điều 3 sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu như sau:

7. Sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau: “Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan…”.

Căn cứ các quy định nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau: Trường hợp Công ty của Độc giả cung cấp dịch vụ quản lý tàu cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/TT/BTC của Bộ Tài chính thì dịch vụ này được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%. Công ty được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của các loại hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 119/2014/YT-BTC của Bộ Tài chính).

Đề nghị Độc giả căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đúng quy định. Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị Độc giả cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Câu hỏi 62:

Kính thưa Bộ Tài Chính! Công ty tôi ngành nghề kinh doanh là lắp đặt các thiết bị công trình ngành công nghiệp. Do công ty tôi không đủ diện tích để xây dựng nhà ăn, nghỉ giữa ca cho nhân viên trong khuôn viên của công ty. Nên Công ty tôi đang có kế hoạch mua 01 căn hộ chung cư cách trụ sở công ty khoảng 1,5km để làm nhà ăn trưa, ăn ca, nhà nghỉ trưa, nhà thay đồ và nhà ở cho một số nhân viên ở xa ở lại. Vậy công ty tôi có được kê khai khấu trừ thuế GTGT và hạch toán trích khấu hao TSCĐ của căn hộ trên tính vào chi phí được trừ cho công ty không? Công tôi đã tham khảo và đọc thông tư 219/ 2013/TT-BTC nhưng tôi chưa hiểu rõ các quy định về luật nhà ăn, nghỉ giữa ca cho người lao động. Kính mong chuyên mục giải đáp của cổng thông tin Bộ Tài Chính giải đáp giúp tôi để tôi kê khai và hạch toán TSCD đúng theo quy định cho công ty. Tôi mong muốn được Bộ tài chính trả lời câu hỏi! Xin trân trọng cám ơn!

Trả lời:

– Căn cứ Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng:

“Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ hình thành tài sản cố định là nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ.

Trường hợp nhà ở cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp do cơ sở kinh doanh đi thuê thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế và giá cho thuê nhà ở công nhân khu công nghiệp thì thuế GTGT đối với khoản tiền thuê nhà trong trường hợp này được khấu trừ theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh xây dựng hoặc mua nhà ở ngoài khu công nghiệp phục vụ cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, nhà xây dựng hoặc nhà mua thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở công nhân khu công nghiệp thì thuế GTGT của nhà xây dựng, nhà mua phục vụ cho công nhân được khấu trừ toàn bộ.

…”

– Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) quy định về điều kiện xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên; bể chứa nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).

c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.

d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

…”

Căn cứ quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:

Về thuế GTGT: Trường hợp Công ty độc giả sử dụng căn hộ chung cư làm nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, phòng thay quần áo phục vụ cho người lao động không nằm trong khu vực sản xuất, kinh doanh và căn hộ không phải là nhà ở cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp thì không đủ cơ sở để đáp ứng các nguyên tắc về khấu trừ GTGT theo quy định tại Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC nêu trên.

Về thuế TNDN: Khoản chi phí khấu hao của căn hộ chung cư nêu trên theo đúng quy định của Bộ Tài chính, căn hộ chung cư được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của Công ty theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.