Danh mục hỏi đáp về Kinh phí Công đoàn ( KPCĐ), đoàn phí

Danh mục hỏi đáp về Kinh phí Công đoàn ( KPCĐ), đoàn phí

Câu hỏi 1:

Đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn là những ai? Nguồn để đóng kinh phí công đoàn từ đâu?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn tài chính Công đoàn thì:

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo đó, đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật là là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, cụ thể được quy định như trên.

Câu hỏi 2:

Nguồn đóng kinh phí công đoàn được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Nguồn đóng kinh phí công đoàn

1. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

2. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.

3. Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

4. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.

Theo đó, đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

Câu hỏi 3:

Mức thu tài chính công đoàn?

Trả lời:

Căn cứ Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP và Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành quy định như sau:

– Đối với người lao động là đoàn viên ở công đoàn cơ sở của doanh nghiệp ngoài nhà nước:

Mức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng = 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

– Đối với doanh nghiệp

Mức đóng kinh phí công đoàn = 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.

Trong đó: Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi 4:

Có bắt buộc phải đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp có ít hơn 10 người lao động hay không?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định:

Tài chính công đoàn

Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP về đối tượng đóng kinh phí công đoàn như sau:

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo đó, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hiện hành thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định mà không tuỳ thuộc vào doanh nghiệp có quy mô và số lượng người bao nhiêu.

Như vậy, doanh nghiệp của bạn có ít hơn 10 người lao động thì cũng phải đóng kinh phí công đoàn theo quy định.

Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì:

Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn

Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.

Theo đó, mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Câu hỏi 5:

Người lao động có quyền thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không?

Trả lời:

Theo Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.

3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:

Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Theo đó, người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập cơ sở công đoàn tại doanh nghiệp.

Câu hỏi 6:

Doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn

1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;

b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Theo đó, doanh nghiệp có hành vi đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định sẽ bị phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Lưu ý: căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Bên cạnh đó còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, doanh nghiệp phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn đóng chưa đủ và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Câu hỏi 7:

Công ty chỉ đóng kinh phí công đoàn cho người lao động trong nước và không đóng cho lao động người nước ngoài có được không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định về tài chính công đoàn như sau:

Tài chính công đoàn

Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;

4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Theo quy định trên, đoàn phí là do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Trong khi đó, người lao động nước ngoài do không được kết nạp vào công đoàn, không phải đoàn viên nên người nước ngoài sẽ không phải đóng đoàn phí.

Tuy nhiên kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Cùng với đó, theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Như vậy, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ thuộc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề và ký hợp đồng lao động từ đủ 01 năm trở lên.

Do đó, nếu doanh nghiệp bạn sử dụng lao động nước ngoài thì doanh nghiệp bạn sẽ phải đóng kinh phí công đoàn theo tiền lương đóng BHXH của cả người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài.

Câu hỏi 8:

Doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn

1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;

b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 24% đến dưới 30% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.

Bên cạnh đó chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn đóng chưa đủ và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Câu hỏi 9:

Cơ quan, tổ chức nào thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Câu hỏi 10:

Kinh phí công đoàn công ty có được sử dụng trong việc tổ chức tiệc cuối năm cho toàn thể nhân viên không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Công đoàn 2012 về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn như sau:

“Điều 27. Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn

2. Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;

b) Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

c) Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;

d) Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;

đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;

e) Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;

g) Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;

h) Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;

i) Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;

k) Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;

l) Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;

m) Các nhiệm vụ chi khác.”

Căn cứ tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Quy định cụ thể ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 về chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao như sau:

“Điều 6. Chi tài chính tại công đoàn cơ sở

2. Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động

2.4. Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao.

– Chi hỗ trợ hoạt động phong trào xây dựng đơn vị văn hóa; phòng chống tệ nạn xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động; chi hỗ trợ cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao; chi khen thưởng tổng kết hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội của công đoàn cơ sở.

– Chi hỗ trợ mua sắm phương tiện hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.

– Chi bồi dưỡng cho Ban tổ chức, vận động viên, diễn viên tham gia hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao do công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp trên cơ sở tổ chức; chi khen thưởng tập thể, cá nhân đạt giải trong các cuộc hội diễn, hội thao do công đoàn cơ sở tổ chức.”

Theo đó, việc sử dụng kinh phí công đoàn trong việc tổ chức tiệc cuối năm cho toàn thể nhân viên là không thuộc trường hợp được chi.

Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng kinh phí công đoàn thì có thể đưa vào chi hoạt động văn hóa hoặc cho phong trào thi đua do Công đoàn tổ chức theo quy định nêu trên.

Câu hỏi 11:

Thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp có phải là nghĩa vụ của người sử dụng lao động không?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp như sau:

Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.

Theo Điều 172 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thành lập Công đoàn cơ sở như sau:

Thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp

1. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.

Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch;

3. Trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.

Từ căn cứ pháp luật trên thì khi có nhu cầu thành lập Công đoàn thì người lao động được phép thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Việc thành lập và hoạt động của Công đoàn tại doanh nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký.

Như vậy, người lao động có quyền trong việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn. Về mặt nguyên tắc, việc thành lập Công đoàn cơ sở không phải là nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

Câu hỏi 12:

Có bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở đối với doanh nghiệp có số lượng lao động lớn không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Luật Công đoàn 2012 như sau:

Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn

1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Theo đó, công đoàn cơ sở được thành lập dựa trên ý chí tự nguyện của người lao động.

Người lao động làm việc tại công ty khi có nhu cầu thành lập công đoàn cơ sở thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện thành lập công đoàn cho họ.

Nếu người lao động không có nhu cầu thì cũng không bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập.

Câu hỏi 13:

Doanh nghiệp không thành lập công đoàn có cần phải đóng kinh phí công đoàn không?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo đó khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định:

Tài chính công đoàn

2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Như vậy, doanh nghiệp không thành lập công đoàn nhưng vẫn phải đóng kinh phí công đoàn (2%) theo như quy định trên.

Câu hỏi 14:

Lao động thử việc có được tham gia vào công đoàn cơ sở không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở của người lao động như sau:

Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.

3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền công đoàn như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Theo đó, người lao động không bắt buộc phải tham gia công đoàn mà có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia. Do đó, lao động thử việc có tham gia công đoàn hay không được tham gia công đoàn là tuỳ vào lựa chọn của họ.

Đồng thời quy định trên cũng không giới hạn về đối tượng người lao động là thử việc hay chính thức mới được tham gia công đoàn,

Vậy nên trong trường hợp bạn là lao động thử việc thì bạn có quyền lựa chọn tham gia công đoàn hoặc không tham gia mà không bị bắt buộc.

Câu hỏi 15:

Lao động thử việc có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Trả lời:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở của người lao động

Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

Và theo khoản 2 Điều 175 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì:

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

2. Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, người sử dụng lao động không được phép can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở…

Bên cạnh đó, quy định về quyền công đoàn tại khoản 1 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 thì:

– Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, có thể thấy người lao động không bắt buộc phải tham gia công đoàn mà có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia. Luật cũng không có quy định về việc lao động gian thử việc người lao động phải tham gia công đoàn hay không được tham gia công đoàn.

Do đó, nếu bạn là lao động thử việc tham gia công đoàn và trở thành thành viên của công đoàn mới phải đóng phí.

Câu hỏi 16:

Lao động nữ nghỉ thai sản thì có phải đóng đoàn phí công đoàn hay không?

Trả lời:

Theo khoản 6 Điều 23 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn được ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 có quy định như sau:

Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí

6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.

Như vậy, theo quy định trên thị trường hợp đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp sẽ không phải đóng đoàn phí.

Do đó, trong thời gian bạn nghỉ thai sản khi sinh con và được hưởng trợ cấp thai sản của bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ không phải trích tiền để đóng đoàn phí công đoàn theo quy định hiện hành.

Câu hỏi 17:

Khi nào đoàn viên công đoàn được miễn đóng đoàn phí công đoàn?

Trả lời:

Căn cứ Điều 23 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn Ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định như sau:

Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí

1. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.

2. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối): mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

3. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước

4. Các công đoàn cơ sở tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được thu đoàn phí công đoàn của đoàn viên hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên) hoặc quy định mức thu cao hơn 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nếu được Ban Chấp hành công đoàn cơ sở mở rộng (từ tổ trưởng công đoàn trở lên) đồng ý bằng Nghị quyết, có văn bản và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở. Tiền đoàn phí công đoàn phần thu tăng thêm so với quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được để lại 100% cho công đoàn cơ sở bổ sung chi hoạt động theo đúng quy định; khi báo cáo quyết toán, công đoàn cơ sở phải tách riêng số tiền đoàn phí công đoàn tăng thêm theo mẫu quy định để có cơ sở tính số phải nộp về cấp trên.

5. Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1 % mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.

Theo đó, đoàn viên không phải đóng đoàn phí công đoàn khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian hưởng trợ cấp này.

– Đoàn viên công đoàn không có việc làm: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian không có việc làm.

– Đoàn viên công đoàn không có thu nhập: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian không có thu nhập.

– Đoàn viên công đoàn nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian nghỉ không lương.

Câu hỏi 18:

Sử dụng tài chính công đoàn để tổ chức liên hoan ngày 8/3 cho người lao động nữ có được hay không?

Trả lời:

Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 26 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:

Tài chính công đoàn

2. Tài chính công đoàn dùng để chi các khoản sau đây:

a. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

b. Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

c. Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

d. Tổ chức phong trào thi đua do công đoàn phát động.

đ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

e. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động.

g. Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn để phục vụ đoàn viên công đoàn và người lao động.

h. Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới.

i. Thăm hỏi, trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động.

k. Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác.

l. Trả lương cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn không chuyên trách.

m. Chi hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp.

n. Các nhiệm vụ chi khác.

3. Quản lý tài chính công đoàn

a. Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch. Thực hiện phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm của công đoàn các cấp.

b. Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ công đoàn các cấp có nhiệm vụ quản lý tài chính theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước.

Như vậy công đoàn có được sử dụng tài chính của mình để tổ chức liên hoan ngày 8/3 cho người lao động nữ.

Ngoài ra công đoàn còn có thể sử dụng nguồn tài chính của mình để chi các khoản khác được quy định nêu trên về các vấn đề liên quan đến tài chính công đoàn.

Câu hỏi 19:

Chi nghỉ mát dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương cho người lao động thì công đoàn có được sử dụng tài chính của mình để chi không?

Trả lời:

Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 26 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:

Tài chính công đoàn

2. Tài chính công đoàn dùng để chi các khoản sau đây:

a. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

b. Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

c. Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

d. Tổ chức phong trào thi đua do công đoàn phát động.

đ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

e. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động.

g. Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn để phục vụ đoàn viên công đoàn và người lao động.

h. Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới.

i. Thăm hỏi, trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động.

k. Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác.

l. Trả lương cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn không chuyên trách.

m. Chi hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp.

n. Các nhiệm vụ chi khác.

Như vậy, công đoàn dùng tài chính của mình để chi cho hoạt động tổ chức nghỉ mát dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương cho người lao động.

Câu hỏi 20:

Có được miễn đóng đoàn phí công đoàn đối với đoàn viên hết thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên?

Trả lời:

Căn cứ khoản 6 Điều 23 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn Ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định như sau:

Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí

6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.

Theo đó, đoàn viên không phải đóng đoàn phí công đoàn khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian hưởng trợ cấp này.

– Đoàn viên công đoàn không có việc làm: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian không có việc làm.

– Đoàn viên công đoàn không có thu nhập: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian không có thu nhập.

– Đoàn viên công đoàn nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương: Được miễn đóng đoàn phí trong thời gian nghỉ không lương.

Theo đó, đối với đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên thì chỉ được miễn phí đóng đoàn phí trong thời gian hưởng trợ cấp này. Sau thời gian hưởng trợ cấp, đoàn viên phải thực hiện đóng đoàn phí công đoàn theo quy định.

Như vậy không được miễn đóng đoàn phí công đoàn đối với đoàn viên hết thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên mà vẫn có việc làm, thu nhập..