Danh mục hỏi đáp về Bảo hiểm xã hội ( BHXH)

Danh mục hỏi đáp về Bảo hiểm xã hội ( BHXH)

Câu hỏi 1:

Nghỉ ốm để chữa bệnh dài ngày có phải đóng BHXH không?

Trả lời

Theo Khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:

“Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”

Bên cạnh đó, tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về mức hưởng chế độ ốm đau như sau:

Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.

Câu hỏi 2:

Công ty có được thỏa thuận với nhân viên không đóng BHXH trong trường hợp nhận viên ký hợp đồng lao động 12 tháng hay không?

Trả lời

Theo Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

– Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

– Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Tại Điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

Đồng thời tại Điều 17 Luật này quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

– Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

– Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ từ những quy định trên, thì người lao động được ký hợp đồng xác định thời hạn (12 tháng) là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, không đóng bảo hiểm xã hội là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 3:

Lao động nam đóng BHXH bao nhiêu tháng mới được nhận trợ cấp khi vợ sinh con trong trường hợp vợ không tham gia BHXH

Trả lời

Khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:

Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Và theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:

Mức trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Như vậy, theo quy định này nếu chỉ có lao động nam đóng BHXH thì người này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới đủ điều kiện nhận trợ cấp một lần khi sinh con.

Mức trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Câu hỏi 4:

Đi làm trước thời gian nghỉ thai sản có phải đóng BHXH không?

Trả lời

Theo Điểm c Khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.”

Như vậy, nếu lao động nữ đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động (công ty) và người lao động đó phải đóng tiền BHXH và BHYT theo quy định.

Câu hỏi 5:

Có phải đóng BHXH cho lao động chưa đủ 18 tuổi?

Trả lời

Điều 18 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Khoản 1a, b Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Như vậy, trường hợp này khi công ty ký hợp đồng lao động với người chưa thành niên thì cũng phải đóng BHXH cho họ.

Câu hỏi 6:

Thủ tục điều chỉnh thông tin sai trên sổ bảo hiểm xã hội?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 27, Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 thì trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH thì sẽ được cấp lại sổ BHXH. Cụ thể:

Thành phần hồ sơ

a) Người tham gia

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn: Việc cấp lại sổ BHXH sẽ được thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc điều chỉnh thông tin sai trên sổ bảo hiểm xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017

Câu hỏi 7:

Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp NLĐ nghỉ việc bị phạt bao nhiêu?

Trả lời

Theo Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm: Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 4d Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì:

Nếu không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định này thì người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 2 đến 4 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

*Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Như vậy, nếu công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội thì có thể bị phạt từ 4 triệu đến 150 triệu đồng.

Câu hỏi 8:

Sổ bảo hiểm xã hội do công ty hay người lao động giữ, bảo quản?

Trả lời

Khoản 2 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quyền của người lao động gồm có:

Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

Và theo Khoản 3 Điều 19 Luật này thì người lao động có trách nhiệm:Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

=> Căn cứ quy định nêu trên thì người lao động là người có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH.

Câu hỏi 9:

Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời gian nào thì bị xử phạt?

Trả lời

Theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 15/04/2020) thì được quy định như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;

Do đó trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng người sử dụng lao động phải lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, quá thời hạn sẽ bị xử phạt theo quy định trên.

Câu hỏi 10:

Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu.

Trả lời

Căn cứ tại Điều 17, Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, được sửa đổi bổ sung theo Quyết định 1080/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Cụ thể dưới đây:

Điều 17. Đăng ký tham gia đối với đơn vị tham gia lần đầu, đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến

1. Thành phần hồ sơ:

1.1. Đơn vị:

1.1. Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động.

1.1.2. Một (01) bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).

1.1.3. Đối với đơn vị đăng ký đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần: văn bản đăng ký phương thức đóng của đơn vị (mẫu D01-TS), kèm theo:

a) Phương án sản xuất, kinh doanh của đơn vị;

b) Phương thức trả lương cho người lao động.

1.2. Người lao động: “Tờ khai tham gia BHXH, BHYT” (Mẫu số TK1-TS)

Đối với người đã hưởng BHXH một lần nhưng chưa hưởng BHTN: thêm giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng BHTN do cơ quan BHXH nơi giải quyết BHXH một lần cấp.

Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (người có công …): thêm bản sao giấy tờ liên quan (kèm theo bản chính) để chứng minh.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Câu hỏi 11:

Sai thông tin về thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội thì làm thế nào?

Trả lời

Căn cứ Khoản 2 Điều 27 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo

Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT như sau:

2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH (Hồ sơ 608)

2.1. Thành phần hồ sơ

a) Người tham gia

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Hiện nay, bạn có thể sửa sai sót thông tin về thời gian đóng bảo hiểm xã hội bằng cách điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH và được cấp lại sổ BHXH theo quy định trên.

Câu hỏi 12:

Có cần nộp sổ bảo hiểm xã hội khi làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Trả lời

Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

e) Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;

g) Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;

h) Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy trình sau:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh gửi văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan công an, chính quyền địa phương nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở chính thực hiện xác minh nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.

Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản trả lời cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về nội dung đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc không có người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

i) Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của hợp đồng đó.

3. Sổ bảo hiểm xã hội.

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Như vậy, theo quy định như trên, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn cần nộp các hồ sơ theo quy định như trên. Trong đó có sổ bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi 13:

Thủ tục cấp lại tờ bìa, tờ rời sổ bảo hiểm xã hội

Trả lời

Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định các trường hợp cấp lại sổ BHXH:

– Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

– Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.

– Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.

=> Như vậy, khi mất tờ rời, tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội đều phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

* Hồ sơ:

Căn cứ Khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH bao gồm:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;

– Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

Lưu ý: Chuẩn bị thêm bản chính chứng minh nhân dân, CCCD, bìa sổ bảo hiểm xã hội nếu thuộc trường hợp mất tờ rời.

* Phương thức nộp: Người lao động nộp hồ sơ cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội cho Cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc

* Thời hạn giải quyết:

Căn cứ Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Câu hỏi 14:

Doanh nghiệp đang nợ đóng BHXH có được chốt sổ BHXH cho NLĐ không?

Trả lời

Tại Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020, có quy định:

Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp đang nợ tiền đóng BHXH có mong muốn chốt sổ BHXH cho NLĐ thì doanh nghiệp phải thực hiện việc đóng đủ tiền BHXH cả tiền nợ và tiền lãi.

Câu hỏi 15:

Kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, thời gian chốt số liệu báo cáo BHXH?

Trả lời

Kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, thời gian chốt số liệu báo cáo BHXH

Căn cứ Điều 30 Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm Quyết định 88/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, thời gian chốt số liệu báo cáo BHXH như sau:

1. Thực hiện theo chế độ Báo cáo định kỳ hàng quý và hàng năm, cụ thể như sau:

a) Báo cáo quý

– BHXH huyện gửi báo cáo BHXH tỉnh chậm nhất vào ngày 17 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo;

– BHXH tỉnh và đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam gửi báo cáo BHXH Việt Nam chậm nhất vào ngày 19 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.

– BHXH Việt Nam tổng hợp, duyệt, gửi báo cáo Văn phòng Chính phủ chậm nhất vào ngày 22 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.

b) Báo cáo năm

– BHXH huyện gửi báo cáo BHXH tỉnh chậm nhất vào ngày 17 tháng 12.

– BHXH tỉnh và đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam gửi báo cáo BHXH Việt Nam chậm nhất vào ngày 19 tháng 12.

– BHXH Việt Nam tổng hợp, duyệt, gửi báo cáo Văn phòng Chính phủ chậm nhất vào ngày 22 tháng 12.

2. Thời gian chốt số liệu báo cáo

a) Báo cáo quý: tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo (Quý I: từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 3 năm sau; Quý II: từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 14 tháng 6; Quý III: từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 9).

b) Báo cáo năm: tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm sau.

c) Báo cáo đột xuất được thực hiện theo văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ hoặc của BHXH Việt Nam. Nội dung, phương thức, thời điểm lấy số liệu, thời hạn báo cáo đột xuất được quy định trong văn bản yêu cầu báo cáo đột xuất.

Câu hỏi 16:

Phụ cấp trang phục có tính đóng BHXH?

Trả lời

Theo Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH; Khoản 2.3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như là:

1. Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động 2012

2. Tiền thưởng sáng kiến

3. Tiền ăn giữa ca

4. Khoản hỗ trợ xăng xe

5. Khoản hỗ trợ điện thoại

6. Khoản hỗ trợ đi lại

7. Khoản hỗ trợ tiền nhà ở

8. Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ

9. Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ

10. Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết

11. Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn

12. Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động

13. Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động

14. Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp

15. Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Như vậy, theo quy định này thì không phải tất cả các loại phụ cấp đều làm căn cứ đóng BHXH. Đối với phụ cấp trang phục nếu được ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động thì đây là khoản không tính đóng BHXH. Trường hợp không đáp ứng điều kiện này thì vẫn phải tính đóng BHXH bình thường.

Câu hỏi 17:

Có phải đóng bảo hiểm xã hội khi làm trước thời gian nghỉ thai sản không?

Trả lời

Tại Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/BHXH năm 2017 về quản lý đối tượng, theo đó:

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về mức hưởng chế độ thai sản, cụ thể như sau:

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:

a) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

d) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Như vậy, ngoại trừ trường hợp người lao động nghỉ việc trước khi sinh còn lại các trường hợp người lao động nghỉ thai sản khác đều được tính là thời gian tham gia BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi 18:

Có phải đóng bảo hiểm xã hội với tiền phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca không?

Trả lời

Căn cứ Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể như sau:

3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, tiền ăn trưa, ăn giữa ca sẽ không phải đóng BHXH nếu các khoản này được ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Câu hỏi 19:

Làm việc tại hai công ty đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định.

– Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Cũng theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì:

Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.

Như vậy, căn cứ những quy định trên, trong trường hợp người lao động ký kết hợp đồng lao động với hai hoặc nhiều công ty, thì người lao động đó thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và công ty giao kết hợp đồng đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Còn công ty thứ hai, người lao động sẽ được người sử dụng lao động trả tiền tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trực tiếp vào mức lương, mức chi trả của công ty thứ hai bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Riêng BHYT sẽ căn cứ vào HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất còn BHTNLĐ, BNN sẽ đóng theo từng hợp đồng lao động tại 2 công ty.

Câu hỏi 20:

Tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động thì có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hay không?

Trả lời

Căn cứ Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trợ cấp tai nạn lao động như sau:

Trợ cấp tai nạn lao động

1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).

2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

3. Mức trợ cấp:

a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;

b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

Theo quy định trên thì người lao động bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người lao động trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động do hoàn toàn lỗi của chính người lao động thì vẫn được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động được tính dựa theo công thức và quy định như trên.

Câu hỏi 21:

Đối tượng hưởng chế độ ốm đau có bao gồm người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng không?

Trả lời

Tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng hưởng chế độ ốm đau như sau

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Như vậy, đối tượng hưởng chế độ ốm đau là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng thuộc đối tượng hưởng chế độ ốm đau.

Câu hỏi 22:

Việc điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội áp dụng với đối tượng nào?

Trả lời

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.

b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Theo quy định nói trên, đối tượng điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là những người đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP

Câu hỏi 23:

Thủ tục hưởng chế độ tử tuất cho thân nhân của người đang đóng BHXH mất

Trả lời

*Cơ sở pháp lý:

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

– Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019;

*Điều kiện hưởng chế độ tử tuất

Thân nhân của người đang đóng BHXH mất được hưởng các trợ cấp của chế độ hưu trí (Theo Điều 66, 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

*Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất cho thân nhân của người đang đóng BHXH mất

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

– Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

– Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại Khoản 2 Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

– Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

– Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu 04C-HBKV ban hành kèm theo Thông tư 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực.

*Quy trình thực hiện

– Bước 1: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.

– Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Bước 3: Cơ quan bảo hiểm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động.

Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

*Thời gian giải quyết

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động

Câu hỏi 24:

Khi nào người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam?

Trả lời

Tại điểm g khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:

a) Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

b) Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;

c) Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

d) Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;

đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

e) Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

i) Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện

Như vậy, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không cần phải đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam nếu đã thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội ở nước ngoài và giữa Việt Nam và nước tiếp nhận lao động đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi 25:

Tiền sinh nhật có tính đóng BHXH hay không?

Trả lời

Theo Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì tiền sinh nhật của người lao động sẽ không được tính vào tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Do đó, số tiền phúc lợi công ty tặng bạn vào ngày sinh nhật 1 triệu đồng này sẽ không tính vào tiền lương tháng để đóng BHXH.

Câu hỏi 26:

Khi điều trị bệnh nghề nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Trả lời

Tại Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Câu hỏi 27:

Theo quy định, lao động nữ được nghỉ khám thai tối đa bao nhiêu ngày?

Trả lời

Tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:

1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Căn cứ theo quy định hiện hành, lao động nữ được nghỉ để đi khám thai 05 lần, mỗi lần có thể được nghỉ 02 ngày. Chính vì vậy, Lao động nữ có được nghỉ tối đa 10 ngày để khám thai nếu ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường.

Câu hỏi 28:

Người 16 tuổi là lao động tự do có được tham gia bảo hiểm xã hội?

Trả lời

Tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Căn cứ theo quy định hiện hành, nếu bạn 16 tuổi là lao động tự do thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng những chế độ nào?

Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

Câu hỏi 29:

Người lao động nghỉ làm do tai nạn lao động có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Trả lời

Căn cứ khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đó là:

Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;”

Như vậy, trong thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động; thì người lao động vẫn được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương. Cho nên trong trường hợp này do người lao động vẫn được nhận lương từ người sử dụng lao động nên khi đang trong thời gian điều trị tai nạn lao động người lao động vẫn phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bình thường.

Câu hỏi 30:

Nghỉ tết có được tính vào thời gian đóng BHXH không? Trong thời gian nghỉ tết có được hưởng chế độ ốm đau không?

Trả lời

Theo Khoản 1 Điều 112 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết, cụ thể:

– Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

+ Tết Âm lịch: 05 ngày;

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Và tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương đối với những ngày này.

Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp người lao động nghỉ vào ngày Tết âm lịch và nghỉ phép hằng năm thì vẫn được tính vào ngày công để đóng BHXH.

Theo quy định, trong thời gian nghỉ tết, người lao động được nghỉ việc và hưởng nguyên lương.

Và cũng theo quy định trên thì trong thời gian nghỉ tết, lễ người lao động bị ốm đau (không thuộc danh mục bệnh dài ngày) thì sẽ không được cơ quan BHXH chi trả. Phía cơ quan BHXH chỉ chi trả chế độ ốm đau cho người lao động cho những ngày nghỉ không phải ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Câu hỏi 31:

NLĐ nghỉ hưu đi làm có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Trả lời

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Hơn nữa, Khoản 3 Điều 168 Bộ luật lao động 2019 quy định về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó:

Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Do đó, trường hợp công ty có ký HĐLĐ với người đang hưởng lương hưu thì không phải đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, phía công ty phải chi trả thêm một khoản tiền tương đương với mức công ty đóng BHXH cho NLĐ.

Câu hỏi 32:

Kể từ ngày 01/04/2023, những công việc nào nhiễm Covid-19 được hưởng bảo hiểm xã hội bệnh nghề nghiệp?

Trả lời

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội có quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

1. Bổ sung Khoản 35 vào Điều 3 thứ nhất như sau: “35. Bệnh COVID – 19 nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Căn cứ Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-BYT về hiệu lực thi hành có quy định như sau:

Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.

2. Người làm nghề, công việc quy định tại Mục 3, Phụ lục số 35 ban hành kèm theo Thông tư này được chẩn đoán xác định mắc bệnh COVID-19 do tiếp xúc trong quá trình lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 02 năm 2020 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp để khám giám định và được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo các quy định hiện hành.

3. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.

Theo đó, kể từ ngày 01/04/2023 COVID-19 được xem là một bệnh nghề nghiệp,

Những người làm công việc quy định tại Mục 3, Phụ lục số 35 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT được chẩn đoán xác định mắc bệnh COVID-19 do tiếp xúc trong quá trình lao động trong thời gian từ ngày 01/02/2020 đến trước ngày 01/04/2023 thì được lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp để khám giám định và được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo các quy định hiện hành.

Câu hỏi 33:

Mức xử phạt đối với hành vi chiếm dụng tiền hưởng BHXH của người lao động?

Trả lời

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 17/01/2022) thì được quy định như sau:

2. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động mà người sử dụng lao động đã chiếm dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.

Ngoài ra tại Điểu 41 Khoản 7 Điều này còn quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

b) Buộc người sử dụng lao động hoàn trả cho người lao động số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã chiếm dụng của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

Câu hỏi 34:

Từ 4/2023, thời hạn lập và gửi báo cáo về thu cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội huyện gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh có sự thay đổi?

Trả lời

Thời hạn lập và gửi báo cáo về thu cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội huyện gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh trước 01/04/2023 được áp dụng theo quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 49 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:

Chế độ thông tin báo cáo

1. BHXH tỉnh, huyện: Mở sổ theo dõi và lập báo cáo về thu cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo Mẫu quy định tại Văn bản này.

2. Thời hạn lập và gửi báo cáo

1.1. BHXH huyện gửi BHXH tỉnh

– Báo cáo tháng: trước ngày 03 của tháng sau.

– Báo cáo quý: trước ngày 10 tháng đầu quý sau.

– Báo cáo năm: trước ngày 10/01 năm sau.

1.2. BHXH tỉnh gửi BHXH Việt Nam

– Báo cáo tháng: trước ngày 05 tháng sau.

– Báo cáo quý: trước ngày 25 tháng đầu quý sau.

– Báo cáo năm: trước ngày 25/01 năm sau.

Ngày 28/03/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023, sửa đổi một số quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.

Trong đó, thời hạn lập và gửi báo cáo về thu cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội huyện gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh quy định tại khoản 2 Điều 49 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi tại khoản 12 Điều 1 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:

Chế độ thông tin báo cáo

2. Thời hạn lập và gửi báo cáo

2.1. BHXH huyện gửi BHXH tỉnh

– Báo cáo tháng: trước ngày 05 của tháng sau.

– Báo cáo quý: trước ngày 10 tháng đầu quý sau.

– Báo cáo năm: trước ngày 25/01 năm sau.

2.2. BHXH tỉnh gửi BHXH Việt Nam

– Báo cáo tháng: ngày 05 tháng sau.

– Báo cáo quý: ngày 10 tháng đầu quý sau.

– Báo cáo năm: ngày 25/01 năm sau.

Theo các quy định nêu trên, thời hạn lập và gửi báo cáo về thu cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội huyện gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh đã có sự thay đổi, trong đó:

– Thời hạn Bảo hiểm xã hội huyện gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh báo cáo tháng đã thay đổi từ trước ngày 03 của tháng sau sang trước ngày 05 của tháng sau.

– Thời hạn Bảo hiểm xã hội huyện gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh báo cáo năm được thay đổi từ trước ngày 10/01 năm sau sang trước ngày 25/01 năm sau.

Câu hỏi 35:

Thủ tục điều chỉnh thông tin sai trên sổ bảo hiểm xã hội

Trả lời

Theo quy định tại Điều 27, Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 thì trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH thì sẽ được cấp lại sổ BHXH. Cụ thể:

Thành phần hồ sơ

a) Người tham gia

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn: Việc cấp lại sổ BHXH sẽ được thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc điều chỉnh thông tin sai trên sổ bảo hiểm xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.

Câu hỏi 36:

Tuổi nghỉ hưu từ 2023 đối với lao động nam và nữ

Trả lời

Căn cứ Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định tuổi nghỉ hưu từ 01/01/2021

.

.

Câu hỏi 37:

Đăng ký Thay đổi nơi KCB BHYT Trực tuyến tại Hà Nội và các tỉnh

Trả lời

Đơn vị và người lao động có thể thực hiện đăng ký thay đổi nơi KCB ban đầu trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội tại địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn vào thời điểm đổi thẻ theo quy định tháng đầu quý. Ngoài ra NLĐ còn có thể đề nghị thay đổi thời điểm tham gia BHXH 5 năm liên tục thông qua đây mà Không cần phải đến hoặc gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH.

I. Đối với đơn vị:

1. Cấp lại, đổi thẻ BHYT do mất, hỏng không thay đổi thông tin: mã 612

2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT do thay đổi thời điểm đủ 05 năm liên tục, nơi KCB ban đầu: mã 613

II. Đối với Cá nhân:

1. Cấp lại, đổi thẻ BHYT do mất, hỏng không thay đổi thông tin: mã 612a

2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT do thay đổi thời điểm đủ 05 năm liên tục, nơi KCB ban đầu: mã 612b

Câu hỏi 38:

Lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN năm 2023

Trả lời

Theo quy định tại Điều 37 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi, bổ sung Quy trình thu theo QĐ 595/QĐ-BHXH và Thông báo số 83/TB-BHXH ngày 12/01/2023 của BHXH Việt Nam

Quy định tính Lãi chậm đóng và lãi suất tính lãi chậm đóng như sau:

– Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN: tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm 2022 do BHXH Việt Nam công bố (4,19%/năm) = 8,38%/năm

– Đối với BHYT: tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 30/12/2022 (9,61%/năm) = 19,22%/năm, cao gấp 3 lần so với Lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN năm 2022.

Câu hỏi 39:

Tỷ giá USD, EUR tính đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2023

Trả lời

Theo thông báo về tỷ giá của Ngân hàng nhà nước

Quy định lấy tỷ giá ngoại tệ Liên ngân hàng vào ngày 02/1 và 01/7 làm căn cứ tính mức lương đóng BHXH cho đơn vị trả lương theo ngoại tệ

Tỷ giá USD, EUR áp dụng để tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với các đơn vị trả lương bằng Ngoại tệ như sau:

USD = 23.606

EUR = 25.162,39

Như vậy, việc thay đổi tỷ giá sau ngày 01/07 có biến động tới mức tham gia BHXH, BHTN, BHYT của người lao động, đơn vị phải tiến hành làm hồ sơ 600 tăng mức đóng cho người lao động

Câu hỏi 40:

Mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2023

Trả lời

Mức lương cơ sở – Lương tối thiểu vùng – Lương trần đóng BHXH, BHTN từ năm 2023

Kể từ năm 2023 có thay đổi một số về mức lương cơ sở theo nội dung Nghị quyết 69/2022/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua trong kỳ họp thứ 4, từ ngày 01/07/2023, do đó cũng thay đổi về mức đóng BHXH đối với các đơn vị đóng BHXH theo hệ số và mức lương Trần đóng BHXH, BHYT đối với các đơn vị đóng theo mức lương tiền

Câu hỏi 41:

Mất bìa BHXH xin cấp lại như thế nào? Trường hợp nào sẽ thu lại BHXH?

Trả lời

Căn cứ theo Khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về việc cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT như sau:

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH

1.1. Thành phần hồ sơ:

a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

b) Gộp sổ BHXH:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Bên cạnh đó tại Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cũng quy định về việc cấp sổ BHXH như sau:

1. Cấp mới: Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

3. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

4. Xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì để cấp lại bìa BHXH thì bạn cần chuẩn bị các giấy tờ được quy định phía trên. Bên cạnh đó, thời gian để trả kết quả là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trong trường hợp cần thời gian xác minh đóng BHXH ở tỉnh khác thì bạn sẽ có thông báo nhưng không quá 45 ngày.

Câu hỏi 42:

Trường hợp nào sẽ thu lại BHXH

Trả lời

Các trường hợp thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được quy định tại Điều 25 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:

1. Trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2. Truy thu

2.1. Đối với trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2.2. Đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

3. Hoàn trả

3.1. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHYT theo hộ gia đình và người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

3.2. Đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Câu hỏi 43:

Đi làm về bị tai nạn thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động hay không?

Trả lời

Tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Như vậy, người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Câu hỏi 44:

Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được nhận trợ cấp một lần là bao nhiêu tiền?

Trả lời

Tại Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu (36) lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật bảo hiểm xã hội.

Như vậy, thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu (36) lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Câu hỏi 45:

Từ 15/2/2023, có thể sử dụng bản sao hợp lệ giấy ra viện thay thế bản chính trong hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động?

Trả lời

Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT (có hiệu lực ngày 15 tháng 02 năm 2023) sửa đổi khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:

Hồ sơ khám giám định lần đầu

1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:

d) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

Vậy, theo quy định mới nhất, kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2023 bản sao hợp lệ giấy ra viện có thể sử dụng thay thế bản chính giấy ra viện trong hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động.

Câu hỏi 46:

Trả lời

Không hoàn trả tiền BHXH tự nguyện đã đóng để đủ điều kiện hưởng hưu trí

Công văn số 276/LĐTBXH-BHXH ngày 06/02/2023 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời về Hoàn trả Bảo hiểm Xã hội Tự nguyện:

Theo đó, thời gian đã đóng BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng hưu trí sẽ không được hoàn trả lại khi người lao động có thời gian tham gia BHXH bắt buộc được cộng nối khi đã giải quyết chế độ hưu trí. Thay vào đó sẽ tính tổng thời gian đã đóng để điều chỉnh lương hưu theo quy định. Trường hợp này thường xảy ra đối với lao động có tham gia BHXH tại đơn vị nợ tiền BHXH.

Ví dụ: ông A làm việc ở công ty X đến tháng 11/2022 đủ tuổi hưởng Hưu trí và đã tham gia được 17 năm nhưng do công ty nợ BHXH 1 năm nên ông A chỉ được chốt sổ đến thời điểm đóng đủ là tháng 11/2021 có tổng quá trình tham gia BHXH bắt buộc là 16 năm. Tại thời điểm này, ông A đóng BHXH tự nguyện 1 lần 4 năm còn thiếu để đủ 20 năm hưởng chế độ hưu trí.

Đến tháng 02/2023 công ty X đã sắp xếp và nộp đủ BHXH đến tháng 11/2022 thì ông A được chốt sổ tiếp đến tháng 11/2022, như vậy thời gian tham gia BHXH được chốt sổ bổ sung 1 năm sẽ được cộng nối vào là 21 năm để tính lại lương hưu được hưởng, Không được hoàn trả 1 năm đã đóng BHXH tự nguyện trong số 4 năm đóng BHXH tự nguyện còn thiếu để hưởng Hưu trí đã đóng ở trên.

Câu hỏi 47:

Không xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị phạt bao nhiêu tiền?

Trả lời

Căn cứ Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như vậy, theo quy định như trên, công ty có nghĩa vụ phải hoàn thành các thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Theo đó, công ty có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Câu hỏi 48:

Thời gian được cử đi làm việc tại nước ngoài có được đóng BHXH?

Trả lời

Tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Trong đó có:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời gian được cử đi làm việc tại Đài Loan vẫn nằm trong thời gian của hợp đồng không xác định thời hạn mà người lao động đã ký trước đó. Nên thời gian làm việc tại nước ngoài vẫn tính đóng bảo hiểm xã hội

Câu hỏi 49:

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu có bắt buộc phải liên tục không?

Trả lời

Căn cứ pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội 2014

Người lao động theo quy định, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

– Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

– Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

– Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Như vậy, theo quy định trên thì khi người lao động đáp ứng về độ tuổi để được nghỉ việc có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội 20 năm đối với người lao động làm việc bình thường, và đủ 15 năm đối với người lao động làm việc, công việc nặng nhọc thì sẽ được hưởng lưu hưu theo quy định của pháp luật. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội đó không bắt buộc phải liên tục mà có thể được ngắt quãng

Câu hỏi 50:

Thời hạn nghỉ dưỡng thai tối đa với lao động nữ đang điều trị các bệnh lý sản khoa là bao lâu?

Trả lời

Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về việc cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai như sau:

Cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai

4. Trường hợp giám định để nghỉ dưỡng thai thì trong biên bản bản giám định y khoa phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày.

Thời hạn nghỉ dưỡng thai thực hiện theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa: Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.

5. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Số ngày nghỉ dưỡng thai được căn cứ trên tình trạng sức khỏe của người bệnh và số ngày nghỉ dưỡng thai tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, pháp luật chỉ giới hạn số ngày nghỉ dưỡng thai tối đa với một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai. Vậy số ngày nghỉ dưỡng thai có thể dài hơn tùy thuộc vào số lần khám giám định và cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.

Vậy, thời gian nghỉ dưỡng thai tối đa với lao động nữ đang điều trị các bệnh lý sản khoa là không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, và số ngày nghỉ dưỡng thai có thể dài hơn tùy thuộc vào số lần khám giám định và cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.