Dịch vụ kế toán

Theo Điều 49 Luật kế toán số 88/2015 quy định:

  • Doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán.
  • Việc tổ chức bộ máy, bố trí người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ kế toán, kế toán trưởng phải thực hiện đúng quy định của chính phủ.

Theo Điều 26 Luật kế toán số 88/2015 quy định: Doanh nghiệp phải mở sổ kế toán và phải được ghi chép kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ.

Theo Điều 29 Luật kế toán số 88/2015 quy định: Đơn vị phải lập Báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm và Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài thì phải kiểm toán theo quy đinh tại Điều 31 của luật này.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải tuân thủ rất nhiều các quy định về hạch toán kế toán, chế độ hóa đơn chứng từ và lưu trữ hồ sơ kế toán.

Do đó, doanh nghiệp cần đánh giá đúng vai trò, công việc của kế toán, dịch vụ kế toán nhằm tuân thủ pháp luật, giảm thiểu rủi ro pháp lý, rủi ro tài chính và cao hơn nữa là phục vụ công tác quản trị, quản lý doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, sử dụng dịch vụ kế toán còn có vai trò tư vấn độc lập của một bên thứ 3 để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại doanh nghiệp của mình.

Vinasc-Group-1
Dịch vụ kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.

Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật

Nhiệm vụ chính của kế toán trưởng:

  • Tổ chức và duy trì bộ máy kế toán đơn vị
  • Tiến hành tuyển dụng, hướng dẫn và vận hành hoạt động bộ máy kế toán
  • Chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hoạt động và báo cáo kế toán theo luật định và phục vụ công tác quản lý.
  • Tư vấn, hỗ trợ và cung cấp thông tin kịp thời cho Ban giám đốc trong mục đích quản trị doanh nghiệp
Vinasc-Group-1
Dịch vụ lập sổ sách kế toán

Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơn vị.

Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán

Theo đó, doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy kế toán và tiến hành ghi chép sổ sách kế toán đầy đủ theo đúng nội dung và trình tự thời gian phát sinh các nghiệp vụ.

Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Việc ghi chép đầy đủ và hạch toán chính xác số liệu kế toán sẽ là cơ sở cho công tác kê khai và tính toán nghĩa vụ thuế phải nộp.

Vinasc-Group-1
Dịch vụ soát xét kế toán

Soát xét kế toán là việc kiểm tra, kiểm soát lại sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, các số liệu kế toán đã thực hiện nhằm phát hiện ra các sai sót, thông tin chưa chính xác…

Mục đích soát xét kế toán của hầu hết các doanh nghiệp là nhằm chủ động trước các tình huống trước khi bị cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra tại đơn vị.

Soát xét hay thuê dịch vụ soát xét không phải là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp nhưng luôn là dịch vụ và nội dung được các doanh nghiệp quan tâm. Vậy lý do là gì :

  • Phương pháp soát xét tương đồng với phương pháp kiểm tra của cơ quan thuế, 100% các nghiệp vụ.
  • Soát xét giúp cho doanh nghiệp kịp thời bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trước khi kiểm tra
  • Đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra cho hiện tại và dự đoán cho tương lai.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ kế toán của Vinasc?

  • Vinasc là đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn kế toán cho các doanh nghiệp Nước ngoài
  • Có kinh nghiệm trong việc xử lý các rủi ro kế toán và làm việc với cơ quan kiểm tra kế toán
  • Có nhiều dịch vụ góp phần tạo nên những giá trị mang tính tổng thể cho doanh nghiệp
  • Dịch vụ của chúng tôi là hiệu quả, kịp thời cho khách hàng
  • Phí dịch vụ luôn phù hợp với công việc và chất lượng dịch vụ.

Hãy liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời các yêu cầu về kế toán

Các câu hỏi chúng tôi thường gặp

Bạn muốn đặt thêm câu hỏi?

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán độc lập được áp dụng theo Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018.

Theo đó, ngoài việc bị xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm thì doanh nghiệp còn phải khắc phục hậu quả và nộp lại các khoản thu bất chính từ việc vi phạm đó.

Tại Điều 6 nghị định này quy định:

  • Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức
  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt gấp 2 mức phạt cùng hành vi với cá nhân

Chúng tôi muốn lưu ý, quy định xử phạt ở đây là riêng về mặt kế toán, chưa bao gồm các hành vi dẫn đến xử phạt về thuế.

Tại khoản 10 Điều 13 Luật kế toán số 88/2015 quy định về các hành vi bị cấm đối với kế toán, trong đó có:

Cấm doanh nghiệp lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.

Tại khoản 2 Điều 25 Luật kế toán quy định: Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm.

Tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 41/2018 quy định xử phạt hành chính về kế toán và kiểm toán độc lập cũng quy định mức khung là từ 20 triệu đến 30 triệu đối với hành vi để ngoài sổ( hạch toán không đầy đủ ). Mức này chưa bao gồm hành vi dẫn đến gian lận, trốn thuế hay gian lận trong kinh doanh dẫn đến xử lý hình sự.

Từ những quy định nêu trên cho thấy: Doanh nghiệp không được phép lập nhiều hệ thống sổ kế toán.

Đây là nội dung hoàn toàn hai bên thỏa thuận dựa trên nhu cầu của mỗi bên. Theo quy định, các doanh nghiệp chỉ phải lập Báo cáo tài chính năm trước khi thực hiện quyết toán thuế( trừ các doanh nghiệp đặc biệt, doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán).

Do đó, việc lập Báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý hoặc theo kỳ thỏa thuận là doanh nghiệp tự quyết định. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quy mô công việc và mức phí đối với dịch vụ.

Để có một bộ phận kế toán hiệu quả cho doanh nghiệp thì cần quan tâm những nội dung như sau:

  • Đủ nguồn nhân lực để phân công, phân nhiệm
  • Nhân sự phải đủ trình độ để đáp ứng công việc, phải có tiêu chuẩn kiến thức và kiểm tra thường xuyên
  • Phải có người kiểm tra tính tuân thủ, kiểm soát chất lượng công việc

Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư, doanh nghiệp Nước ngoài nên toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo của chúng tôi là song ngữ. Nhà đầu tư có thể lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Việt( bắt buộc ) và một ngôn ngữ khác như: tiếng Anh, Tiếng Nhật Bản, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Hoa( Giản thể hoặc phồn thể).

Bảo mật thông tin

Đội ngũ của chúng tôi luôn tôn trọng sự riêng tư và cam kết bảo mật thông tin trong hoạt động tư vấn của mình.

Tuân thủ

Tuân thủ pháp luật, tuân thủ hợp đồng dịch vụ là mục tiêu và là phương châm trong hoạt động tư vấn của mình.

Hỗ trợ kịp thời

Thực hiện dịch vụ kịp thời đồng thời đảm bảo tuân thủ và kiểm soát chất lượng sẽ là nguyên tắc được kiên định áp dụng tại Vinasc