Nội dung dịch vụ kế toán
ND 129.2004 HD lua LV kinh doanh st1\:*{behavior:url(#ieooui) }
Nội dung dịch vụ kế toán
Căn cứ Điều 55 của Luật Kế toán, tổ chức và cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện các dịch vụ kế toán sau đây:
- Làm kế toán;
- Làm kế toán trưởng;
- Thiết lập cụ thể hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán;
- Cung cấp và tư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán;
- Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán;
- Tư vấn tài chính;
- Kê khai thuế;
- Các dịch vụ khác về kế toán theo quy định của pháp luật.
Điều 44. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hành nghề kế toán
Căn cứ khoản 5 Điều 56 của Luật Kế toán, tổ chức và cá nhân hành nghề kế toán có trách nhiệm sau:
- Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.
- Tuân thủ pháp luật về kế toán và pháp luật về hoạt động nghề nghiệp kế toán.
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
- Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính hoặc của các tổ chức nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền.
- Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp kế toán được Bộ Tài chính uỷ quyền.
Điều 45. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
Căn cứ Điều 55 của Luật Kế toán, doanh nghiệp dịch vụ kế toán, cá nhân đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán nhưng không được cung cấp dịch vụ kế toán khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá nhân đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán thuộc các trường hợp sau:
- Là bố, mẹ; vợ, chồng; con; anh chị em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành, kể cả kế toán trưởng của đơn vị kế toán quy định tại điểm a, b, c, e, g, i khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
- Có quan hệ kinh tế, tài chính với khách hàng.
- Không đủ năng lực, chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế toán.
- Đang làm kế toán trưởng thuê cho đơn vị kế toán có quan hệ kinh tế, tài chính với khách hàng.
- Đơn vị kế toán có những yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp hoặc trái với yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ kế toán, tài chính.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 46. Quyền tham gia tổ chức nghề nghiệp kế toán
Căn cứ Điều 58 của Luật Kế toán, quyền tham gia tổ chức nghề nghiệp kế toán và tổ chức Hiệp Hội kế toán được quy định như sau:
- Đơn vị kế toán, người làm kế toán, người hành nghề kế toán trong các doanh nghiệp dịch vụ kế toán hoặc cá nhân hành nghề kế toán có quyền tham gia Hội Kế toán Việt Nam. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán và người hành nghề kế toán phải đăng ký danh sách hành nghề với Hội Kế toán Việt Nam và chịu sự quản lý của Hội Kế toán về đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ theo sự uỷ quyền của Bộ Tài chính.
- Bộ Tài chính quy định cụ thể việc đăng ký và quản lý danh sách doanh nghiệp và cá nhân hành nghề kế toán.
Tin liên quan
-
Người lao động nhận công việc về làm tại nhà
-
Lao động là người giúp việc gia đình
-
Thời hạn của giấy phép lao động
-
Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam
-
NGƯỜI LAO ĐỘNG CAO TUỔI
-
Lao động chưa thành niên
-
Nghỉ thai sản
-
Chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ
-
Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động
-
Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động